Ngân hàng “lặng lẽ” thu phí ATM
14:23', 15/6/ 2012 (GMT+7)

Hiệp hội thẻ Việt Nam khẳng định, năm 2012 không thu phí giao dịch ATM , nhưng trên thực tế, nhiều ngân hàng đã âm thầm tăng thu phí ATM.

Theo khảo sát của phóng viên, các ngân hàng BIDV, Agribank, Vietcombank đã tiến hành thu phí giao dịch nội mạng 2.200 - 3.300 đồng/giao dịch...

Chị Mai Hương (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) sử dụng thẻ ATM của Techcombank bức xúc: Để đối phó với tình trạng ATM hay trở chứng, ngắt giao dịch, chị cũng như nhiều người khác thường phải in sao kê số dư tài khoản. Nắm được tâm lý này, nhiều ngân hàng dùng chiêu hạn chế chỉ cho rút tối đa 1 - 1,5 triệu đồng/lần, buộc khách hàng phải thực hiện giao dịch nhiều lần, in sao kê, mất phí nhiều hơn.

Một khách hàng dùng thẻ ATM của Đông A Bank, làm việc tại một ngân hàng trên phố Tông Đản (Hà Nội) cũng tỏ ra băn khoăn, sau khi chuyển khoản nội mạng đến cả tháng mới phát hiện ra bị ngân hàng thu phí 5.000 đồng cho số tiền chuyển khoản là 1 triệu đồng. Gọi điện cho nhân viên phòng thẻ của ngân hàng này, chị mới được biết ngân hàng đã thu phí chuyển khoản nội mạng từ tháng nay.

Một chuyên gia ngân hàng cho rằng, trong khi chất lượng giao dịch ATM chưa được cải thiện, những sự cố giao dịch ATM vẫn thường xuyên xảy ra, như: ATM không nhả tiền nhưng tài khoản vẫn bị trừ; ATM ngừng hoạt động đúng dịp khách hàng cần rút tiền (ngày lễ, ngày Tết), rồi nuốt thẻ và thậm chí là “nhè” cả tiền rách... thì việc ngân hàng “lặng lẽ” thu phí mà không thông báo tới khách hàng là việc làm không chuyên nghiệp, thiếu minh bạch.

Anh Nguyễn Thanh Hà, chủ cơ sở giặt là ở Thanh Trì nêu ý kiến, để chèo kéo khách hàng vay tiền, ngân hàng gửi tin nhắn, gửi mail với nhiều lời lẽ hấp dẫn. Thậm chí, một số ngân hàng còn gọi điện thoại để mời khách hàng vay tiền. Vậy mà, khi thu phí ATM, tuyệt nhiên tôi không nhận được thông báo của ngân hàng. “Chỉ vì cái lợi của mình mà bỏ quên quyền lợi của khách hàng là việc làm không thể chấp nhận được…” - vị khách hàng này bức xúc lên tiếng.

Lý giải việc nói không đi đôi với làm, nhiều đại diện ngân hàng phân trần và lấy lý do ngân hàng không thể tiếp tục “gánh lỗ” cho chi phí duy trì, bảo dưỡng các hệ thống ATM sau thời gian dài miễn phí. Thực tế, chi phí lắp đặt và duy trì dịch vụ ATM quá cao khiến các ngân hàng phải chịu lỗ khi đầu tư. Trung bình để mua một máy ATM tốn khoảng 600 triệu đồng. Sau đó, ngoài việc bỏ vài trăm triệu đồng/ngày tiếp quỹ ATM, ngân hàng còn tốn hàng chục triệu đồng/tháng cho chi phí địa điểm, bảo trì, công an, bảo vệ...

Tuy nhiên, các ngân hàng đang "quên" rằng, giữa họ và khách hàng có sự ràng buộc bằng hợp đồng sử dụng dịch vụ ATM. Bất cứ những thay đổi về việc sử dụng dịch vụ ATM, ngân hàng phải có trách nhiệm thông báo, lý giải chi tiết, thuyết phục tới khách hàng.

. Theo VOV

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hạn chế các vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế  (15/06/2012)
Việt Nam bắt đầu xuất bản sách giáo dục điện tử  (15/06/2012)
Khó chặn lãi suất "vượt rào”  (15/06/2012)
Hơn 15.600 tỷ đồng xây dựng hầm đường bộ đèo Cả  (15/06/2012)
Đã “trảm” 52 dự án thủy điện  (15/06/2012)
Quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo: “mở” và ”động”  (14/06/2012)
Bộ trưởng Công Thương liên tục nhận trách nhiệm  (14/06/2012)
Chấm dứt hoạt động lò gạch thủ công vào cuối năm nay  (14/06/2012)
Lãi suất huy động VND lên mốc 13,5%/năm  (14/06/2012)
Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân trực tiếp gây cháy xe   (14/06/2012)
Sẽ có cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp hiệu quả hơn  (14/06/2012)
Giá thực phẩm giảm 40%  (13/06/2012)
Hàng loạt doanh nghiệp thủy sản ngưng xuất khẩu  (13/06/2012)
“Thất nghiệp là vấn đề bức xúc ở nhiều vùng thu hồi đất”  (13/06/2012)
VTV phản hồi về việc tiếp, phát sóng Euro 2012  (13/06/2012)