Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh:
Tổng nợ của DNNN chưa phải là gánh nặng cho ngân sách
14:49', 2/7/ 2012 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh

Trong số 85 tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì có tới 30 đơn vị có số nợ gấp 3 lần vốn chủ sở hữu. Phải hiểu như thế nào về vai trò của các “quả đấm chủ lực” này? Tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước liệu có phải là gánh nặng của nền kinh tế? Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã có cuộc trao đổi với báo chí như sau:

Bộ trưởng đánh giá như thế nào về vai trò của DNNN, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong nền kinh tế đất nước?

- Đây là vấn đề hệ trọng, chúng ta cần có đánh giá khách quan, công bằng, bởi DNNN là bộ phận kinh tế “giường cột” qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngày nay chúng ta đang chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta có nhiều thành phần, nhưng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn là những đơn vị được giao nắm giữ những cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như nguồn lực to lớn của đất nước và họ đang có những đóng góp rất quan trọng, rất cơ bản trong việc sản xuất, cung ứng những sản phẩm, những dịch vụ cơ bản nhất của nền kinh tế, đặc biệt là tham gia vào các cân đối lớn của nền kinh tế.

Thưa Bộ trưởng, trong số 85 tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì có tới 30 đơn vị có số nợ trên vốn chủ sở hữu quá 3 lần. Như vậy liệu DNNN có phải là gánh nặng của ngân sách và nền kinh tế nói chung?

- Điều đó không quá lo ngại, bởi Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định rõ tỷ lệ nợ của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trên vốn chủ sở hữu không được vượt quá 3 lần. Hiện nay, theo số liệu của Bộ Tài chính, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của các DNNN là 1,36 lần, chưa bằng 1 nửa so với quy định, cụ thể tổng số nợ của DNNN là 1.008.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 790.000 tỷ đồng. Trong đó, có nhiều trường hợp có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao do phục vụ yêu cầu sản xuất. Ví dụ như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đơn vị đang phải đi vay rất nhiều để xây dựng, phát triển nguồn điện, các nhà máy điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khi các nhà máy điện đi vào hoạt động, EVN có thể thu hồi và trả nợ. Do vậy, chúng ta không nên đánh giá tập đoàn, tổng công ty nhà nước là gánh nặng của ngân sách và nền kinh tế.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến năm 2010, chỉ có 20% số DNNN lỗ và hòa vốn, 80% là có lãi. Số tiền lãi nộp cho ngân sách hàng năm đều tăng. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là thành phần chủ lực, giúp nhà nước thực hiện việc bình ổn giá, đảm bảo an sinh xã hội và tham gia vào các lĩnh vực mà tư nhân không làm. Tuy nhiên, việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực mà nhà nước giao các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chưa thật sự cao, chưa tương xứng và như mong đợi của người dân.

Thời gian qua xuất hiện những sai phạm tại một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước, theo Bộ trưởng cần có giải pháp gì để quản lý, nâng cao hiệu quả của DNNN?

-Việc để ra xảy ra sai phạm tại các DNNN, bên cạnh trách nhiệm của hệ thống tổ chức quản lý như bộ, ngành, cơ quan chủ quản, hệ thống chính trị như các tổ chức đảng, công đoàn tại DN, tôi cho rằng, có nguyên nhân cơ bản là do người quản lý trực tiếp, người được giao thay mặt nhà nước quản lý vốn tại DN. Ví dụ như trong các vụ việc sai phạm tại Vinashin, Vinalines, các cơ quan thanh tra, điều tra đều có kết luận rõ ràng là sai phạm do cá nhân cố ý làm trái. Họ biết việc làm đó pháp luật không cho phép, không được làm nhưng vì lợi ích cá nhân, vẫn cố tình làm trái. Chúng ta cần xem xét, xử lý nghiêm minh các sai phạm nhưng cũng không nên phủ nhận toàn bộ công sức của hàng triệu cán bộ, viên chức, kỹ sư, người lao động làm việc tại các DNNN.

Về giải pháp, tôi cho rằng, cốt lõi nhất là có chế tài mạnh mẽ hơn nữa để buộc các doanh nghiệp công khai, minh bạch thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính hàng năm như đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán. Bên cạnh đó, cũng cần có chế tài để kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với các DNNN.

Hiện, theo sự chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, sửa đổi Nghị định 132/2005/NĐ-CP. Theo đó, sẽ làm rõ hơn quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn nhà nước tại DNNN, giao quyền quản lý toàn diện trực tiếp các DNNN cho các bộ chuyên ngành. Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thiện dự thảo và đầu tháng 7 này sẽ trình Chính phủ xem xét ban hành.

. Theo TTXVN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bộ GD-ĐT công bố hộp thư nhận phản ánh tiêu cực trong thi ĐH  (02/07/2012)
Nhân nhượng là mất chủ quyền  (02/07/2012)
Quốc tế phản bác “lưỡi bò” Trung Quốc ở Biển Đông  (02/07/2012)
Giá gas giảm mạnh  (02/07/2012)
Chủ tịch nước dự lễ phát động phong trào vệ sinh yêu nước  (01/07/2012)
Tiết giảm tối đa chi phí, công tác phí  (01/07/2012)
Đã hoàn tất tài liệu để khởi động đàm phán COC  (01/07/2012)
Tàu nước ngoài sẽ không được tham gia vận tải nội địa  (01/07/2012)
Công điện của Bộ GD-ĐT về sử dụng máy ghi âm, ghi hình  (01/07/2012)
Điều chỉnh 5% giá bán điện từ 1.7  (30/06/2012)
Hội Dầu khí Việt Nam yêu cầu CNOOC (Trung Quốc) hủy bỏ ngay hoạt động mời thầu sai trái  (30/06/2012)
Công tác chuẩn bị cho kỳ thi ĐH-CĐ 2012 đã hoàn tất   (30/06/2012)
Tăng trưởng GDP cao hơn dự báo  (29/06/2012)
Thí sinh thuộc 62 huyện nghèo được xét tuyển thẳng  (29/06/2012)
Từ 11.7, giá nước lên mức cao nhất là 18.000 đồng/m3  (29/06/2012)