Thành lập 8 đoàn thanh tra thực phẩm trong dịp Tết
18:4', 2/1/ 2013 (GMT+7)

Cục an toàn thực phẩm nhận định, Tết Nguyên đán là dịp toàn dân sử dụng thực phẩm tăng cao, bao gồm cả số lượng và chủng loại.

Vì vậy, để bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân trong dịp này, Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã thành lập 8 đoàn thanh tra về thực phẩm tại 24 tỉnh thành trên toàn quốc.

Ngoài ra, tại mỗi địa phương cũng cần lập các đoàn kiểm tra liên ngành, tập trung kiểm tra mạnh các mặt hàng tiêu thụ nhiều trong dịp Tết nguyên đán.

Từ ngày 10.1.2013 đến ngày 15.2.2013, các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành Trung ương tiến hành thanh tra kiểm tra tại địa bàn được phân công; các địa phương tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở thuộc địa bàn quản lý.

Đợt thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Tám đoàn liên ngành sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 24 tỉnh, thành phố, trọng điểm bao gồm: Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang…

Đối tượng được lực lượng chức năng thanh kiểm tra là tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán như thịt, sản phẩm từ thịt, bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo,... các cơ sở dịch vụ ăn uống.

Đặc biệt, các đoàn của trung ương và tuyến tỉnh tập trung thanh tra, kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm với số lượng lớn, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại. Đối với các cơ sở thực phẩm vừa và nhỏ, cơ sở dịch vụ ăn uống chủ yếu do cấp huyện, xã tiến hành thanh tra, kiểm tra.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, trong đợt thanh tra, cục sẽ đặc biệt chú ý kiểm tra việc những người trực tiếp sản xuất thực phẩm có đủ điều kiện sức khỏe tham gia sản xuất hay không. Những cơ sở sản xuất mà có người trực tiếp tham gia sản xuất thực phẩm mà không có giấy chứng nhận sức khỏe, không khám sức khỏe định kỳ sẽ bị xử lý.

Tại các cơ sở sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, đoàn kiểm tra sẽ tập trung kiểm tra những giấy tờ chứng nhận an toàn thực phẩm, hồ sơ công bố tiêu chuẩn, nhãn hàng hóa, nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm; quy trình bảo quản thực phẩm, nguồn nước dùng cho chế biến thực phẩm sẽ được kiểm tra giám sát.

Khi phát hiện vi phạm, các đoàn thanh tra, kiểm tra phải kịp thời xử lý theo đúng quy định, tuyệt đối không để các sản phẩm không bảo đảm an toàn, không rõ nguồn gốc, không nhãn, mác hoặc có các vi phạm khác lưu thông trên thị trường hoặc các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm tiếp tục hoạt động khi chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả.

. Theo TTXVN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Chính thức cấm loại rượu "quê" không nhãn mác  (02/01/2013)
Những dự báo trái chiều  (02/01/2013)
2012, Tân cảng Sài Gòn đạt doanh thu 6.400 tỷ đồng  (02/01/2013)
Thông điệp đầu năm mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  (02/01/2013)
Những công dân tí hon đầu tiên của năm mới  (01/01/2013)
10 quy định quan trọng có hiệu lực từ 2013  (01/01/2013)
Khắp nơi tưng bừng đón năm mới  (01/01/2013)
Khách quốc tế 'xông đất' đầu năm  (01/01/2013)
Từ ngày 2.1.2013, lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp  (30/12/2012)
Kỷ niệm trọng thể 40 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”  (29/12/2012)
Kiến nghị kỷ luật hàng loạt hiệu trưởng  (29/12/2012)
Phí rút tiền ATM nội mạng tối đa 1.000 đồng/lần  (29/12/2012)
Thủ tướng duyệt đề án hợp nhất Western Bank - PVFC  (29/12/2012)
Vị Đại sứ Liên Xô và quyết định nâng cấp SAM 2 tại Việt Nam  (29/12/2012)
Năm 2013 tăng trưởng tín dụng 12%  (28/12/2012)