Thương nhân tham gia thị trường xuất khẩu gạo
10:7', 5/2/ 2013 (GMT+7)

Cho phép thương nhân tham gia thị trường xuất khẩu nhằm tăng lượng đầu mối thu mua, tăng lượng gạo xuất khẩu.

Theo Báo cáo của Bộ Công Thương, tháng 1.2013, sản lượng xuất siêu của Việt Nam đạt hơn 200 triệu USD, bằng 1,98% kim ngạch xuất khẩu.

Trong khi đó, Việt Nam vẫn nhập siêu chủ yếu với các thị trường châu Á như Trung Quốc (1,57 tỷ USD), ASEAN (217,5 triệu USD), Hàn Quốc (958 triệu USD), Đài Loan (472 triệu USD).

Báo cáo cũng cho thấy, lượng xuất khẩu và nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng cao hơn khối doanh nghiệp trong nước. Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp đáng kể vào việc cải thiện cán cân thương mại (trong tháng 1, khối này xuất siêu 1,06 tỷ USD trong khi khối doanh nghiệp trong nước nhập siêu 865 triệu USD).

Về vấn đề xuất siêu trong năm 2012 với các mặt hàng như da giày, dệt may… có là yếu tố cơ sở tác động đến thị trường xuất khẩu năm 2013 hay không, bà Phan Thị Diệu Hà - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, xu hướng xuất siêu xuất hiện từ giữa năm 2012, cho đến tháng 1.2013, Việt Nam vẫn đạt mức hơn 200 triệu USD là điều đáng mừng.

Tuy nhiên, bà Hà nhận định, năm 2013 tình hình còn rất nhiều khó khăn, kinh tế thế giới tiếp tục có những biến động phức tạp, khó lường, các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thị trường Mỹ chưa thực sự vững chắc, các nước nhập khẩu đang cạnh tranh đang đưa ra các chính sách bảo hộ bằng những rào cản đối với xuất khẩu.

Vì vậy, bà Hà cho rằng, mục tiêu Chính phủ đề ra tăng xuất khẩu năm 2013 lên 10%, tức là đạt 129 tỷ USD vẫn là nhiệm vụ hết sức nặng nề.

Đối với vấn đề quy hoạch thương nhân được phép xuất khẩu gạo, bà Hà cho rằng, đây là mục tiêu đặt ra sau khi có Nghị định 109 của Chính phủ quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Bà Hà cho biết, việc xuất khẩu gạo theo thông báo 146 của Chính phủ hiện chỉ có 100 doanh nghiệp làm đầu mối. Chính vì vậy, các doanh nghiệp địa phương đề nghị tăng lượng đầu mối thu mua gạo xuất khẩu nhằm tăng lượng gạo xuất khẩu.

Cục Xuất nhập khẩu cũng nhận thấy, khi việc xuất khẩu gạo đi vào nề nếp, cần phải để doanh nghiệp nào có uy tín trên thị trường quốc tế cũng như đảm bảo việc thu mua lúa gạo cho nông dân và tạm trữ theo Nghị định của Chính phủ được phép tham gia thị trường này.

“Hiện nay, Cục Xuất nhập khẩu đang tổng hợp ý kiến từ Bộ Công Thương cũng như các Bộ, ngành liên quan báo cáo để xây dựng và hoàn thiện quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo, sau đó Cục sẽ báo cáo lãnh đạo bộ để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt” – bà Hà nói.

.Theo VOV

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Lại đua nhau mua vàng  (05/02/2013)
Bến xe dồn dập khách  (05/02/2013)
Thời tiết 3 miền Bắc-Trung-Nam dịp Tết  (04/02/2013)
“Đại gia” Dubai sẽ xây khu đô thị 30 tỷ USD tại Hà Nội  (04/02/2013)
Nhà bán lẻ tận dụng cơ hội tăng doanh thu dịp Tết  (04/02/2013)
Thị trường địa ốc tiếp tục sàng lọc trong năm 2013  (04/02/2013)
Hôm nay, ra mắt Ban Chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng  (04/02/2013)
Khan tiền mới 10.000 và 20.000 đồng  (03/02/2013)
TP.HCM kỷ niệm 45 năm Tổng tiến công Mậu Thân 68  (03/02/2013)
Hàng vạn lao động bị nợ lương  (03/02/2013)
Ngư dân khai thác cá ngừ đại dương gặp khó khăn  (02/02/2013)
Chợ Tết ông Táo: Rau xanh giảm giá, thực phẩm đắt thêm  (02/02/2013)
Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng thêm 11.000 căn nhà ở xã hội  (02/02/2013)
Kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh Kon Tum  (02/02/2013)
Hội An được bầu chọn là điểm đến ưa thích nhất  (01/02/2013)