Nghệ sĩ Minh Hoàng: "Hô Bài chòi từ khi biết hát"
8:30', 28/10/ 2005 (GMT+7)

"Tôi đã biết hô Bài chòi từ khi tôi biết hát...", nghệ sĩ Thái Minh Hoàng đã nói về niềm đam mê Bài chòi của mình như thế. Sinh ra tại Mỹ Thắng (Phù Mỹ), tuổi thơ của Minh Hoàng gắn liền với những câu ca bài chòi và anh đã quyết định chọn Bài chòi làm người bạn đồng hành trên con đường nghệ thuật...

 

Nghệ sĩ Minh Hoàng (bên phải) đang diễn vai đại úy Đức trong vở kịch "Đứa con tôi".

 

Thời còn đi học, chất giọng Bài chòi bẩm sinh đã giúp cho Minh Hoàng luôn là hạt nhân nổi trội trong các phong trào văn nghệ của trường.

Năm 1979, Minh Hoàng được tuyển vào Đoàn ca kịch Nghĩa Bình, bắt đầu bước những bước đi đầu tiên trên con đường hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp. Được sự dìu dắt tận tình của các nghệ sĩ Bài chòi bậc thầy như Nguyễn Kiểm, Thành Sung... giọng ca trẻ Minh Hoàng đã nhanh chóng khẳng định được tài năng và liên tục đảm nhận vai chính trong các vở diễn của đoàn...

Đối với Minh Hoàng, biểu hiện của khán giả khi xem chính là thước đo chính xác nhất năng lực của người nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu. Do đó, anh luôn có sự nỗ lực rèn luyện về chuyên môn để ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu thưởng thức của khán giả. Đam mê và có ý thức hoạt động nghệ thuật như thế nên thành công đến với Minh Hoàng cứ tăng dần theo thời gian.

Năm 1995, với vai vua Trần Anh Tông trong vở Huyền Trân công chúa, nghệ sĩ Minh Hoàng đạt được Huy chương đồng trong Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Năm 1997, vai diễn ông già Lưu trong vở Người tử tù mất tích đã đem về cho anh tấm Huy chương bạc. Năm 2003, Minh Hoàng đã bổ sung vào bộ sưu tập của mình tấm Huy chương vàng khi anh vào vai đại úy Đức - một đồn trưởng công an cách mạng giàu tình cảm và nhân đức, luôn lấy mục tiêu giáo dục con người hướng thiện khi xử lí các vụ án - trong vở Đứa con tôi.

Nghệ sĩ Minh Hoàng luôn tâm huyết với việc gìn giữ và phát triển Bài chòi truyền thống. Từ năm 1980 đến nay, anh là cộng tác viên thường xuyên của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Định trong các chương trình dạy hát dân ca và biểu diễn dân ca. Minh Hoàng cũng rất tích cực tham gia hoạt động phong trào, thông qua việc nhận dàn dựng chương trình dân ca cho các đơn vị tham gia liên hoan nghệ thuật quần chúng trong tỉnh. (Mời quý vị nghe giọng hát Minh Hoàng tại đây).

Không những thế, là một trong những nghệ sĩ chủ chốt của Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định, Minh Hoàng còn đóng góp tài năng của mình trong việc đào tạo các lớp diễn viên kế cận với niềm trăn trở: "Làm thế nào để định hướng cho lớp trẻ đi đúng bộ môn nghệ thuật truyền thống. Nếu mình không có biện pháp gìn giữ thì nghệ thuật truyền thống sẽ dần mất gốc, sẽ dần mất đi giá trị văn hóa vốn có của nó. Dù có thay đổi thế nào, Bài chòi vẫn phải là Bài chòi chứ không thể có khái niệm là Bài chòi cũ hay Bài chòi mới...".

  • Hoài Thu
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Quang Dũng: Tôi rất tự tin với con đường âm nhạc mình đang đi  (27/10/2005)
Cụ Giản Chi: Một học giả, một nghệ sĩ  (26/10/2005)
Những ký ức tươi nguyên của một thời chiến trận  (25/10/2005)
Phục hồi vở Diễn Võ Đình của Đào Tấn  (25/10/2005)
Bảo tàng Tổng hợp tỉnh: Tìm nét mới cho những phòng trưng bày  (25/10/2005)
Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật Thúy Vân   (24/10/2005)
Tây Sơn huyền thoại   (23/10/2005)
Thơ Hà Giao, Nguyễn Đình Lương  (21/10/2005)
Vẫn còn là một ẩn số !  (21/10/2005)
Nhạc sĩ La Hữu Vang: "Tổ quốc ơi, ta đã nghe"  (21/10/2005)
Mặt bằng chung đã được nâng lên  (20/10/2005)
Nhà văn dấn thân, kịch tác gia đại thụ  (21/10/2005)
Chỉ định thầu công trình trùng tu tháp Dương Long  (20/10/2005)
Trao giải cuộc thi Ảnh nghệ thuật Bình Định lần thứ V-2005  (19/10/2005)
"Ngón tay vàng" ngày càng hấp dẫn  (18/10/2005)