60 năm - một chặng đường di sản
15:12', 24/11/ 2005 (GMT+7)

Năm 2005, ngành VHTT và những người làm công tác bảo tồn di tích lịch sử văn hóa cả nước kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ ký Sắc lệnh về Bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam. Từ nay, ngày 23 tháng 11 hàng năm là Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.

 

        Bảo tàng Quang Trung - Tây Sơn (nh: Duy Quyên)

 

Từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Nam Á, dù còn nhiều công việc cần kíp cho công cuộc kiến thiết nước nhà, nhưng Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến công tác bảo tồn di tích. Sắc lệnh số 65 do Bác Hồ - Chủ tịch Chính phủ lâm thời ký ngày 23-11-1945 rất ngắn gọn và dễ hiểu đối với mọi tầng lớp nhân dân lúc đó. Sắc lệnh quy định: "cấm phá hủy những đình, chùa, đền, miếu hoặc những nơi thờ tự khác, cung điện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn.

Cấm phá hủy những bi ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính chất tôn giáo hay không nhưng có ích cho lịch sử...". Về kinh phí Sắc lệnh cũng quy định: "Chính phủ vẫn công nhận nguyên tắc những khoản trợ cấp hàng năm cho toàn quốc…".

Sắc lệnh ra đời trong hoàn cảnh đất nước vừa thoát khỏi 100 năm nô lệ dưới ách thực dân, với 90% là nông dân lại thiếu những hướng dẫn cụ thể nên nhiều địa phương trong cả nước đã có những chỉ đạo không sát thực làm tổn hại đến nhiều di tích. Để kịp thời chấn chỉnh, sửa chữa, Thông tri số 38/TT/TW ngày 28-6-1956 của Ban chấp hành Trung ương đã nhắc nhở các cấp, các ngành địa phương: "cần giáo dục cho cán bộ, nhân dân ý thức bảo vệ những di tích lịch sử, di tích kháng chiến, những danh lam thắng cảnh, coi đó là những công trình văn hóa quý báu của nhân dân". Đến ngày 29-10-1957, Chính phủ có Nghị định 519/TTg đã cụ thể hóa và nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác  bảo tồn di tích.

Năm 1984 Pháp lệnh "Bảo vệ, sử dụng di tích lịch sử - văn hóa - danh lam thắng cảnh" ra đời. Đất nước bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc bảo tồn di tích không chỉ bảo tồn các giá trị văn hóa của một dân tộc mà còn phù hợp công ước quốc tế, trước yêu cầu đó, tại kỳ họp thứ 9 ngày 29-6-2001, Luật Di sản văn hóa đã ra đời. Đây là văn bản mang tính pháp lý cao nhất về di sản văn hóa, trong đó khẳng định: "Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta".

 

                    Lăng Mai Xuân Thưởng (ảnh: Văn Lưu)

 

Bình Định, mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với các giá trị văn hóa từ những thế kỷ đầu Công nguyên đến thời đại Hồ Chí Minh. Trong từng giai đoạn biến cố lịch sử dân tộc, Bình Định gần như đều được chứng kiến; cái hay là trong từng giai đoạn còn để lại khá rõ nét trên các di tích lịch sử văn hóa. Điều hay khác là nơi  đây đã trở thành vùng đất của địa linh nhân kiệt, là nơi gặp gỡ của những anh hùng thời đại, từ Đào Duy Từ, Quang Trung, Mai Xuân Thưởng, Nguyễn Sinh Sắc, Hồ Chí Minh rồi nhóm thơ Bàn thành tứ hữu… Cũng bởi thế mà nhiều năm qua, việc bảo tồn di tích ở Bình Định luôn được chú trọng. Với 33 di tích cấp quốc gia và 38 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh được công nhận là một thành tựu, một sự nỗ lực của ngành VHTT Bình Định trong nhiều năm. Công tác chấn hưng bảo tồn di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh cũng được chú trọng, nhờ đó một số di tích quan trọng đã được phục hồi và đang từng bước phát huy giá trị.

Những thành tựu của công cuộc bảo tồn di sản văn hóa là đáng trân trọng. Tuy nhiên so với thực tiễn vô cùng sống động và phong phú của lịch sử quê hương thì những gì chúng ta đã làm được nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di sản là chưa ngang tầm. Tin tưởng rằng trong thời gian tới với đường lối đổi mới của Đảng những giá trị văn hóa của cha ông sẽ luôn tỏa sáng, thấm sâu vào các thế hệ hôm nay và mai sau.

  • TS. Đinh Bá Hòa
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Xuất bản giáo trình về ca kịch bài chòi  (24/11/2005)
Trao bằng công nhận cho 46 di tích lịch sử - văn hóa  (24/11/2005)
Nhớ anh Trần Minh Đại  (23/11/2005)
Thơ về Quy Nhơn quê chồng của một nàng dâu người Hà Nội  (23/11/2005)
Khi con tàu ra đi…  (22/11/2005)
Trao giải thưởng Đào Tấn cho Giáo sư Trần Văn Khê  (22/11/2005)
Phong trào văn hóa văn nghệ ở vùng cao Hoài Ân  (22/11/2005)
Múa Chăm - một đặc trưng của văn hóa Chăm  (21/11/2005)
"Dầu cù là đây!", dầu cù là đâu ?  (20/11/2005)
Bến và cầu  (18/11/2005)
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Thị Cúc  (18/11/2005)
Vén màn một "sự thật tàn bạo"  (18/11/2005)
Đọc lại Xuân Diệu  (17/11/2005)
Vài cảm nhận về một tập thơ tôn vinh nhà giáo  (16/11/2005)
Sân khấu truyền thống: Canh tân và phục cổ  (16/11/2005)