Bài ca Giáng sinh ra đời như thế nào ?
15:4', 23/12/ 2005 (GMT+7)

Vào năm 1818, tại Obemdort, một làng nhỏ thuộc miền Toyrol nước Áo, lúc mọi người đang rộn rã trang hoàng máng cỏ, cây Giáng sinh chuẩn bị đón Noel thì cha Joseph Morh, phó xứ đạo sau khi di tản trở về, liền lên gác đàn thì mới hay cây phong cầm đã bị chuột cắn rách hết thùng gió, các sách hát cũng bị thất lạc hết không còn cuốn nào.

                          Ông già Noel

Cha rất lo lắng bởi đêm Giáng Sinh mà không có tiếng hát thì quả là buồn. Không biết làm gì hơn, cha viết ngay một bài thơ tiếng Đức "Stille Nacht, Heilige Nacht" (nghĩa là đêm yên tĩnh, đêm lành thánh và đã ngưng tiếng súng và cũng là đêm chúa Giáng sinh).

Cha sai người đem đến cho ông Gruber, ông bạn già cũng là ông giáo dạy trường làng. Ông giáo đã thức suốt đêm sáng tác với cây đàn ghi ta cũ của mình. Bài hát này phổ nhạc cho hai giọng nam.

Vào lễ nửa đêm, lúc cha ở Obemdort bước ra cung thánh để cử hành thánh lễ, cả thánh đường lần đầu tiên không nghe tiếng phong cầm thân thuộc mà lại nghe tiếng hát của Joseph Mohr và Franz X.Gruber hát bài thánh ca mới sáng tác của họ.

Bài thánh ca tuyệt diệu của Gruber hay đến nỗi mọi người cũng bị thu hút hát theo một cách say sưa và dễ dàng.

Mùa xuân đến, người thợ sửa đàn được mời tới, sau khi sửa xong ông ta cần một bản nhạc để thử đàn. Cha đưa bài "Stille Nacht". Dạo xong bản nhạc, ông thợ sửa đàn mê ngay bài nhạc tuyệt vời này. Ông ta nài cha cho phép được chép lại cho các con ông. Họ đã soạn bằng bốn bè tổng hợp, năm sau tại Viên (Áo) dàn hợp xướng này chiếm được giải nhất.

Theo tiếng đàn phong cầm, bài ca lan đi khắp nơi, nước Áo rồi nước Đức… Người ta còn kể rằng, trong Đại chiến thế giới thứ II, nhân đêm hưu chiến lễ Giáng sinh, lính Đức đã bắc loa từ chiến lũy mình là Siegfried sang chiến lũy Maginot của Pháp mà hát bài Giáng sinh này, hay đến nỗi quân lính Pháp ra khỏi chiến hào mà thưởng thức.

Bài "Stille Nacht, Heilige Nacht" được John Freeman Young thuộc giáo phái Tin lành Methodists dịch sang tiếng Anh là "Silent Night, Holly Night".

Năm 1830, vua nước Saxe khi được nghe bản nhạc đã cho người đi tìm tác giả, các nhạc sĩ phải qua ba chặng đường tìm kiếm mới biết tác giả bài ca "Giáng sinh" nổi tiếng kia là một ông già sống khiêm tốn ở vùng Obemdort.

Bài "Sille Nacht" đến Việt Nam đầu năm 1948 do một linh mục mang từ Pháp về. Bài ca Giáng sinh này được dịch ra hàng trăm thứ tiếng, phổ biến khắp nơi.

  • Thùy Dung
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Sân khấu ca nhạc 2005: Sân chơi nhiều, ngôi sao ít  (23/12/2005)
Thơ Thạch Bi Sơn, Huỳnh Đình Minh  (23/12/2005)
Bích Hạnh: Ngọt ngào giọng hát dân ca  (23/12/2005)
Chuyện quê hương và người ở lại  (22/12/2005)
Chiến sĩ ta đùa trong ca dao  (21/12/2005)
Vẻ đẹp của chữ trong Chữ người tử tù (*)  (20/12/2005)
Tưởng niệm 20 năm ngày mất nhà thơ Xuân Diệu  (20/12/2005)
Người giữ lửa cho làng  (19/12/2005)
Phát hiện một tác phẩm điêu khắc đá cổ  (19/12/2005)
Di cảo của nhà thơ Quách Tấn - một thời vang bóng  (18/12/2005)
Trẩy hội Hoa Đà Lạt năm 2005  (18/12/2005)
Tạp bút: Chiếc bè mùa lụt  (18/12/2005)
Tiềm năng lớn, nhưng còn khó khăn nhiều  (16/12/2005)
Người thế vai hoàn hảo  (16/12/2005)
Đọc trường ca "Khởi hành cùng ba mươi chín mùa xuân"  (16/12/2005)