Ngày hội thơ năm nay: Ấm cúng và thiêng liêng
9:21', 23/2/ 2005 (GMT+7)

Đã thành một thông lệ, từ năm 2003 đến nay, rằm tháng Giêng hàng năm là Ngày thơ Việt Nam, ngày hội tôn vinh các giá trị thơ ca. Ở Bình Định, hôm nay (23-2), Ngày thơ Việt Nam lần thứ ba sẽ được tổ chức trên đồi Thi Nhân Ghềnh Ráng...

Đông đảo người làm thơ và bạn yêu thơ tham dự Ngày thơ Việt Nam lần thứ nhất.

Theo hướng dẫn chung của Hội Nhà văn Việt Nam, Ngày thơ Việt Nam sẽ được tổ chức thống nhất trong toàn quốc vào đúng rằm tháng Giêng Ất Dậu. Sau lễ kéo cờ khai mạc, bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt sẽ được thể hiện một cách hùng tráng kèm theo tiếng chuông hoặc tiếng điểm trống ngày hội. Tiếp đó là tiết mục đọc bài thơ Nguyên tiêu của Bác Hồ bằng cả nguyên văn chữ Hán và lời dịch.

Tại Hà Nội, Ngày thơ Việt Nam sẽ bắt đầu từ 8 giờ sáng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Suốt ngày này, các màn múa cờ thơ, hòa tấu đàn trống dân tộc, các cuộc thi thơ ứng khẩu, thi câu đối, viết thư pháp... sẽ nối tiếp nhau. Ngoài ra còn có sân thơ cho các nhà thơ trẻ...

Hòa vào các hoạt động nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ ba trong cả nước, ở Bình Định, theo nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh, ngay từ chiều 23-2, tại đồi Thi nhân Ghềnh Ráng, sẽ diễn ra các hoạt động của Ngày thơ Việt Nam. Buổi chiều sẽ là thời gian để những người làm thơ trẻ và bạn yêu thơ gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và đọc cho nhau nghe những bài thơ tâm đắc, góp vào không khí náo nức, sôi động cho ngày hội thơ.

Nhà thơ Lê Văn Ngăn đọc thơ tại Ngày thơ Việt Nam.

Trong chương trình đêm thơ Nguyên tiêu tổ chức vào tối 23-2 cũng tại địa điểm trên, sẽ chú ý đến các điểm nhấn về thơ Bác, thơ Nguyễn Du (năm 2005 sẽ kỷ niệm 240 năm ngày sinh Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du), thơ cách mạng và kháng chiến với hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ và những bài thơ đặc sắc về đất nước. Trong đêm này, sẽ ngâm trích đoạn Tình trong như đã trong Truyện Kiều và bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du của nhà thơ Tố Hữu. Cũng trong mạch nguồn trở về quá khứ để lắng nghe tiếng nói của đất nước, truyền thống và bản sắc dân tộc qua một số bài thơ của các nhà thơ đi trước, đêm thơ sẽ giới thiệu bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, Trở lại mùa xuân của Hữu Thỉnh.

Đêm thơ sẽ dành nhiều thời gian để giới thiệu tác phẩm của các nhà thơ Bình Định do các tác giả tự trình bày tác phẩm của mình và giới thiệu một số bài thơ được phổ nhạc. Ngoài ra, còn có các tiết mục âm nhạc truyền thống, dân ca Bình Định nhằm làm tăng thêm sự sinh động cho đêm thơ. Cũng trong Ngày thơ, sẽ phát hành tập Thơ Nguyên tiêu, giới thiệu các bài thơ đã được trình bày trong Ngày thơ Việt Nam các lần trước, vừa được Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh ấn hành.

"Mong muốn lớn nhất của Ban tổ chức cũng như những người yêu thơ là Ngày Thơ sẽ dần không thể thiếu trong mỗi dịp xuân về, như một nếp lễ hội dân gian mới, một mỹ tục của ngày hôm nay, và ngày hội thơ thật sự gần gũi, ấm cúng và thiêng liêng đúng như ý nghĩa của ngày rằm tháng Giêng - Nguyên tiêu"- nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng khẳng định.

. Viết Thọ

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Một nghệ sĩ VN làm giám khảo 2 cuộc thi piano quốc tế  (22/02/2005)
Đôi bạn Huy - Xuân đã gặp lại nhau ở cõi vĩnh hằng  (22/02/2005)
Thời sự Văn nghệ  (22/02/2005)
"Hỡi ai đó, có nhớ lòng Huy Cận"…  (22/02/2005)
Thơ Trần Thị Huyền Trang   (21/02/2005)
Vĩnh biệt nhà thơ Huy Cận   (21/02/2005)
Sự quan tâm của Đảng đối với văn học cho thiếu nhi   (20/02/2005)
Tổ chức Ngày Thơ Việt Nam vào 23-2  (18/02/2005)
Cổ nhơn: Trò chơi dân gian và trí tuệ  (18/02/2005)
Người vận chuyển (Transporter)  (18/02/2005)
ABBA lại xuất hiện trước công chúng  (17/02/2005)
Bản quyền "Mê Thảo-Thời vang bóng" giá 52.000 USD  (17/02/2005)
Một số nhạc cụ truyền thống của đồng bào Ba na   (16/02/2005)
Thời sự Văn nghệ  (15/02/2005)
Nam Sơn - người đặt nền móng cho hội họa Việt Nam  (15/02/2005)