Nhà văn và những kỳ vọng của bạn đọc
11:34', 21/4/ 2005 (GMT+7)

Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VII sẽ diễn ra trong ba ngày 23, 24 và 25-4 tại Hà Nội. Cuộc hội ngộ này của giới cầm bút cả nước có mở ra được điều gì mới với thực trạng văn học hiện nay...

* Sách văn học đang ít dần

Hội VHNT tổ chức gặp mặt văn nghệ sĩ trong dịp Xuân Ất Dậu - 2005

Theo thống kê của Cục Xuất bản, năm 2003, không kể lượng sách lậu khó có thể kiểm soát, có gần 210 triệu bản sách được phát hành, và năm 2004 tổng số phát hành đã lên 279,5 triệu bản (tăng 11%). Điều quan trọng là phần lớn số sách được tiêu thụ là sách giáo khoa, truyện tranh, sách học làm người... Theo số liệu của báo Tuổi Trẻ, ngoại trừ hai nhà xuất bản (NXB) Văn học và Hội Nhà văn là nơi chủ yếu in sách văn học, còn lại lượng phát hành sách văn học của các nhà xuất bản khác chiếm tỉ lệ rất ít trong tổng số sách phát hành. Con số này với NXB thành phố Hồ Chí Minh là 5-7%, NXB Phụ nữ là 20-30%, và ngay NXB Trẻ cũng không quá 50%. Tỉ lệ đã ít, số lượng in còn ít hơn. Trung bình mỗi tựa sách hiện nay chỉ được in với 500 đến 1.000 bản. Những quyển sách văn học có số lượng in vào loại cao nhất năm 2004 cũng chỉ đến 2.000 bản.

Lượng phát hành sách văn học dịch cũng đã giảm hẳn từ sau khi Công ước Berne ra đời. Theo Cục Xuất bản, trong năm nay toàn ngành xuất bản chỉ đăng ký 228 tựa sách, giảm tới 30% so với năm 2004. Trong 147 tựa sách dịch đã được chấp thuận xuất bản có tới 122 tựa là văn học cổ điển, văn học dân gian đã hết thời hạn bản quyền, 25 tựa sách còn lại là do các Đại sứ quán tặng bản quyền hoặc do các nhà xuất bản đặt mua.

* Nhà văn: đang ở đâu?

Nhiều người nhận xét, từ năm 1990 trở lại đây, văn học đang có dấu hiệu chững lại. Không thấy xuất hiện những tác phẩm tạo được dư luận như trước. Trong một bài viết mới đây, nhà văn Nguyên Ngọc đã nêu ra một hiện tượng rất đáng lưu ý: "Nhìn lại tình hình vừa qua, có chỗ không hoàn toàn có thể coi là bình thường: những tác phẩm có tìm tòi mới đạt được một sự ổn định tương đối hơn cả hầu hết đều là của những tác giả thuộc "đội cận vệ già" của văn học… Trong khi đó cố gắng phá vỡ hình thức tìm một tiếng nói nghệ thuật mới có thể dung chứa nội dung nghệ thuật mới ở những cây bút trẻ có vẻ còn rất khó định hình. Chưa có tác giả mới nào thật sự định hình trong suốt hơn mười năm qua".

Lý giải về vấn đề này, cũng theo nhà văn Nguyên Ngọc, đó là do tiềm lực văn hóa, hiểu theo nghĩa rộng và sâu nhất của khái niệm này, của nhà văn rất cạn. Điểm xuất phát của nhà văn trẻ hiện nay là rất thấp và đáng lo hơn cả là ngày càng đang thấp đi qua từng thế hệ, trong khi nền dịch thuật thì khá lộn xộn, không thể tin cậy được.        

* Độc giả trông đợi gì ở nhà văn

Không hẳn bạn đọc thờ ơ với văn học mà ngược lại, những sách văn học hay, có dư luận vẫn được độc giả tìm đọc, vẫn có chỗ đứng (dẫu số lượng phát hành so với các nước vẫn rất thấp). Không có chuyện độc giả quay lưng. Cái căn bản là vẫn còn quá ít những tác phẩm đáng để độc giả bỏ tiền, bỏ thời gian ra mua và đọc sách. Hãy nhìn sang văn học Trung Quốc (chỉ giới hạn trong những tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt gần đây) tác phẩm đã nhìn trực diện vào những vấn đề của xã hội, của hiện hữu con người, bởi vậy, đã đi được vào lòng người và tạo được dư vang trong lòng người đọc. 

Nếu các nhà văn chỉ than trời về văn hóa đọc thời nay, trình độ tiếp nhận của độc giả và lấy đó bênh vực cho sự lười biếng trong sáng tạo của mình thì vẫn sẽ chỉ có những tác phẩm văn học làng nhàng xuất hiện và nằm phủ bụi trên giá. Do vậy, có lẽ nhìn lại chính mình, nhìn lại chính những trang viết của mình là điều mà các nhà văn cần làm trước đã.

. Khải Nhân

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Ca khúc "Tiếng hát từ thành phố mang tên Người"- món quà mừng Ngày đại thắng 30-4-1975   (20/04/2005)
Thơ duyên (*) - cảm hứng cắt nghĩa hay triết lý tình yêu của Xuân Diệu?   (19/04/2005)
Triển lãm, giới thiệu văn hóa Champa của Bình Định tại Mỹ Sơn  (19/04/2005)
Đóa Bạch lan trong mây trắng  (19/04/2005)
Gặp "Bến Mi Lăng" của một hồn thơ  (18/04/2005)
Hình ảnh người phụ nữ trong ca khúc chống Mỹ cứu nước  (17/04/2005)
Những bông hồng muộn  (15/04/2005)
Tối 17-4: Live show đầu tiên của Bài hát Việt  (15/04/2005)
Hành hương về Đất Tổ  (15/04/2005)
Khai mạc Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng  (15/04/2005)
Cuộc chia ly màu đỏ  (14/04/2005)
Thơ: Mai Thìn   (13/04/2005)
Hoa hậu bang Bắc Carolina đăng quang Hoa hậu Mỹ 2005   (12/04/2005)
Chí Phèo còn một bi kịch khác   (12/04/2005)
"Sông Côn mùa lũ" - một bộ tiểu thuyết công phu   (11/04/2005)