Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh V.I Lênin (22.4.1870-22.4.2005):
Lênin trong thơ Maiakốpxki
16:1', 22/4/ 2005 (GMT+7)

Lênin nói chuyện trước quần chúng.

Không phải bỗng dưng V.I Lênin vĩ đại  trở thành nguồn cảm hứng thi ca mãnh liệt của Maiakốpxki. Lênin chính là hiện thân sinh động tuyệt vời của con người mà Maiakốpxki đã từng ước mơ trong suốt cuộc đời cầm bút. Vì thế đề tài về V.I Lênin chiếm vị trí trung tâm trong toàn bộ sáng tác của Maiakốpxki sau cách mạng. Nhưng không phải ngay một lúc Maiakốpxki đã thể hiện được đúng  hình tượng Lênin vĩ đại. Việc lĩnh hội nhân cách tuyệt vời của Lênin trong sáng tác của Maiakốpxki diễn ra như một quá trình. Ban đầu, nhà thơ chưa thoát được quan niệm về người anh hùng cá nhân siêu việt. Tuy nhiên, lòng kính yêu, niềm tin  vào sự nghiệp bất diệt của Lênin đã giúp nhà thơ thể hiện hết sức chân thực hình tượng Lênin trong bản trường ca bất hủ về Người.

Ngay khi Lênin vừa tạ thế, nhà thơ đã khẳng định sự bất tử của Lênin:

Lênin đã sống

Lênin vẫn sống

Lênin sẽ sống mãi

Bàng hoàng trước cái chết của Lênin, tâm hồn Maiakốpxki chìm trong nỗi buồn đau sâu lắng. Ông viết bản trường ca VLAĐIMIR ILISTLENIN (Lênin) trong  suốt cả năm 1924.

Ngoài phần mở đầu trữ tình, trường ca chia làm ba phần chính. Ở đây chất trữ tình hòa quyện với chất sử thi, tình cảm thống nhất với lý trí:

Trái tim lên tiếng

               Và nghĩa vụ buộc tôi phải viết .

Trong phần mở đầu trữ tình Maiakốpxki đã  giãi bày nhận thức của mình và cách tiếp cận chủ đề. Nhà thơ đặt cho mình nhiệm vụ dựng lại hình tượng Lênin bất tử:

Lênin

      Ngay giờ đây

                     Vẫn sống hơn một người đang sống.

Tri thức của chúng ta

                     Sức mạnh và vũ khí .

Trường ca không trở thành  diễn ca chính trị thông thường là chính vì chất trữ tình xuyên thấm ngay cả những đoạn trong đó trội nổi tính tự sự:

Tôi tắm mình

             Dưới ánh Lênin

Để rẽ sóng bơi xa

                      Trên dòng cách mạng

Nhà thơ e ngại sự giả tạo vẽ vời  sẽ che lấp mất :

Vầng trán nghĩa tình 

                Hiển minh

                            Chân chất.

Trán mênh mông bát ngát

                            Trán Lênin.

Nhà thơ không hài lòng với mớ từ ngữ cũ chỉ thích hợp để miêu tả  người anh hùng cá nhân. Maiakốpxki kịch liệt chống lại việc thần thánh hóa, sùng bái cá nhân. Và khám phá của nhà thơ cũng giản dị như chân lý:

Hôm nay

         Lòng thực đau tê tái

Chúng ta

         Chôn cất

                  Người trần thế nhất trần gian.

Cùng với bút ký V.I Lênin của M.Gorki, trường ca Lênin của Maiakốpxki là tác phẩm xuất sắc đặt nền móng cho mảng văn học nghệ thuật thể hiện hình tượng Lênin phát triển ngày càng sâu rộng ở Liên Xô trước đây.

Nhân vật trữ tình có mặt ở khắp bản trường ca, ngay trong những đoạn nặng chất tự sự nhất. Sự có mặt đó thể hiện trong  cách lựa chọn chi tiết, bố trí độ sáng tối, viễn cận ở mức biểu cảm mạnh mẽ thể hiện rõ lòng yêu ghét của nhà thơ.

Yếu tố mất mát, bi kịch hiện khá đậm nét trong trường ca, nhưng Maiakốpxki đã giải quyết mới mẻ cái bi trong nghệ thuật. Nhà thơ không cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng giữa cái tang chung của dân tộc :

Sung sướng tôi là

                   Một mảnh trong sức lớn ,

Chung cả đến dòng

                    Lệ trong mắt ứa

Ở đây tình huống bi kịch  không dẫn con người tới tuyệt vọng, mặc dù nó rất đau buồn. Quan niệm đúng về người anh hùng đã giúp nhân vật trữ tình  chế ngự và khắc phục nỗi đau:

Giờ là lúc

          Nỗi buồn xé ruột

Đã thành

           đau thương được nhận thức  sáng trong.

            Thể hiện chân thực người anh hùng của thời đại cách mạng vô sản bằng nghệ thuật điêu luyện, thấm đượm tính Đảng và tính lịch sử, trường ca Lênin của Maiakốpxki đã mở đầu và đánh dấu  thắng lợi của phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa trong thơ ca Xô viết và thế giới.

. Mai Thìn

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hương mùa hè: Một bộ phim tình yêu hấp dẫn  (22/04/2005)
Khó về kịch bản, nhưng quyết tâm cao  (22/04/2005)
Một bài thơ - Một mạng người  (21/04/2005)
Nhà văn và những kỳ vọng của bạn đọc  (21/04/2005)
Ca khúc "Tiếng hát từ thành phố mang tên Người"- món quà mừng Ngày đại thắng 30-4-1975   (20/04/2005)
Thơ duyên (*) - cảm hứng cắt nghĩa hay triết lý tình yêu của Xuân Diệu?   (19/04/2005)
Triển lãm, giới thiệu văn hóa Champa của Bình Định tại Mỹ Sơn  (19/04/2005)
Đóa Bạch lan trong mây trắng  (19/04/2005)
Gặp "Bến Mi Lăng" của một hồn thơ  (18/04/2005)
Hình ảnh người phụ nữ trong ca khúc chống Mỹ cứu nước  (17/04/2005)
Những bông hồng muộn  (15/04/2005)
Tối 17-4: Live show đầu tiên của Bài hát Việt  (15/04/2005)
Hành hương về Đất Tổ  (15/04/2005)
Khai mạc Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng  (15/04/2005)
Cuộc chia ly màu đỏ  (14/04/2005)