Những bài ca Cách mạng kháng chiến
17:4', 25/4/ 2005 (GMT+7)

Những biến cố lịch sử, những biến động xã hội trong nhiều chục năm qua đã bồi đắp cho dòng âm nhạc cách mạng. Với cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, bài hát Cùng nhau đi hồng binh của Đinh Nhu ra đời, đánh dấu sự xuất hiện của các bài ca cách mạng. Sau đó là những bài ca chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám: Du kích ca của Đỗ Nhuận, Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi, Tiến quân ca của Văn Cao.

Lên đường (ảnh: SGGP)

Tiến quân ca thật sự tham gia khởi nghĩa cách mạng. Ngày 17-8-1945, tại Hà Nội, mọi người đã hát vang Tiến quân ca. Cùng với Tiến quân ca Tiếng gọi thanh niên, Ải Chi Lăng, Ngày xưa đâu tá của Lưu Hữu Phước, Việt Nam mình chân trời đông của Hùng Lân.

Ngày 26-9-1945, Bác Hồ kêu gọi đồng bào Nam Bộ kháng chiến. Đáp lời kêu gọi đó, Nam Bộ đã đứng lên, như Tạ Thanh Sơn đã viết trong ca khúc Nam Bộ kháng chiến: "Mùa thu rồi ngày hăm ba, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến/ Rền khắp trời lời hoan hô, quân dân Nam nhịp chân tiến đến trận tiền".

Cùng với nhân dân Nam Bộ, là hình ảnh Đoàn quân du kích của Lưu Hữu Phước: "Trong tôi toán quân đi âm thầm bổ vây, âm thầm đi chăng lưới…".

Ngày 19-12-1946, tiếng súng kháng chiến đầu tiên nổ ra ở Hà Nội, cả dân tộc bắt đầu vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ. Nguyễn Đình Thi viết Người Hà Nội: "Hà Nội cháy, khói lửa ngập trời, Hà Nội hồng ầm ầm rung, Hà Nội vùng đứng lên, Hà Nội vùng đứng lên, sông Hồng réo, Hà Nội vùng đứng lên".

Ở miền Nam, tiếp theo tiếng hát Nam Bộ kháng chiến hào hùng là những khúc ca lạc quan chiến đấu: Tiểu đoàn 307 của Nguyễn Hữu Trí và Nguyễn Bính, Lên ngàn của Hoàng Việt, Tháp Mười anh dũng của Nguyễn Bạch,…

Ở miền Bắc, Đỗ Nhuận đã có Tiếng súng Nam Bộ, Du kích sông Thao, Nguyễn Xuân Khoát có Hát mừng bộ đội chiến thắng, Văn Cao có Làng tôi, Ngày mùa , Sông Lô….

Con đường dẫn đến chiến trường Điện Biên Phủ cũng rộn tiếng ca "lòng quyết tâm còn cao hơn núi". Đó là các bài Hò kéo pháo, Hành quân xa, Trên đồi Him Lam rạo rực: "Gà rừng gáy trên nương rồi/ Dấn bước ta đi lên nào/ Kéo pháo ta qua đèo/ Trước khi trời hửng sáng/ Dù lửa nóng trong bom đạn/ Bốc cháy xung quanh ta rồi/ Bám chắc tay không buông vì / Quyết tâm bảo vệ pháo".

Với mục tiêu: "Đâu có giặc là ta cứ đi" nên không quản ngại: "Hành quân xa dẫu có nhiều gian khổ / Vai vác nặng ta đã đổ mồ hôi".

Cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài 20 năm, âm nhạc đã là nguồn động viên lớn. Con sông Bến Hải trở thành giới tuyến. Thời kỳ này xuất hiện những ca khúc như: Câu hò trên bến Hiền Lương (Hoàng Hiệp), Tình trong lá thiếp (Phan Huỳnh Điểu), Tình ca (Hoàng Việt), Hà Nội- Huế- Sài Gòn (Hoàng Vân) và Bài ca giải phóng quân của Long Hưng…Đặc biệt, vào năm 1961, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, bài hát Giải phóng miền Nam được chọn là bài hát chính thức của Mặt trận:

Đây Cửu Long hùng tráng

Đây Trường Sơn vinh quang, thúc giục đoàn ta xung phong đi giết thù

Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng

Vùng lên xông pha vượt bão bùng

Thề cứu lấy nước nhà, thề hi sinh đến cùng

Cầm gươm ôm súng xông tới…

Với tiếng kèn xung trận ấy, nhiều bài ca khác đồng vọng. Đó là: Xuân chiến khu, Bài ca may áo, Tiếng chày trên sóc Bom Bo của Xuân Hồng, Rồi Qua sông chuyển gạo của Phạm Minh Tuấn, Em là chiến sĩ giải phóng quân của Thanh Trúc, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn của Lư Nhất Vũ…

Tất cả những lời ca ấy như tích tụ, bùng cháy triệu triệu trái tim yêu nước để dẫn đến ca khúc khải hoàn vào xuân 1975. Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ca khúc Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng của Phạm Tuyên như lời tổng kết cho dòng âm nhạc Cách mạng kháng chiến của dân tộc ta gần nửa thế kỷ.

. Lệ Trang

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tiếp tục khai quật di tích thành Hoàng Đế  (25/04/2005)
Đôi nét về đời sống văn hóa của người Hre, Ba na ở An Lão  (24/04/2005)
Lênin trong thơ Maiakốpxki  (22/04/2005)
Hương mùa hè: Một bộ phim tình yêu hấp dẫn  (22/04/2005)
Khó về kịch bản, nhưng quyết tâm cao  (22/04/2005)
Một bài thơ - Một mạng người  (21/04/2005)
Nhà văn và những kỳ vọng của bạn đọc  (21/04/2005)
Ca khúc "Tiếng hát từ thành phố mang tên Người"- món quà mừng Ngày đại thắng 30-4-1975   (20/04/2005)
Thơ duyên (*) - cảm hứng cắt nghĩa hay triết lý tình yêu của Xuân Diệu?   (19/04/2005)
Triển lãm, giới thiệu văn hóa Champa của Bình Định tại Mỹ Sơn  (19/04/2005)
Đóa Bạch lan trong mây trắng  (19/04/2005)
Gặp "Bến Mi Lăng" của một hồn thơ  (18/04/2005)
Hình ảnh người phụ nữ trong ca khúc chống Mỹ cứu nước  (17/04/2005)
Những bông hồng muộn  (15/04/2005)
Tối 17-4: Live show đầu tiên của Bài hát Việt  (15/04/2005)