Nơi "người thiên hạ đồn vang"
15:50', 27/4/ 2005 (GMT+7)

Cách Phan Thiết 7 cây số, ba ngọn tháp nằm nổi bật trên trời cao là quần thể tháp Chăm duy nhất ở miền đất này với tên gọi: Poshanư. Quần thể tháp Poshanư nằm trên đồi Bà Nà (Phú Hải). Đây là cụm tháp xây dựng  từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ IX để thờ thần Shiva và Công chúa Poshanư- vì lẽ đó mà mọi người thường gọi là Lầu Ông Hoàng.

            Lầu Ông Hoàng

Con đường nhựa dẫn đến Lầu Ông Hoàng khá tốt, có thể đưa xe lên sát tới gần chân tháp. Tôi đến Lầu ông Hoàng vào một buổi chiều nắng bỏng. Phan Thiết vẫn thường có những cơn nắng rát như thế, nhưng chính nhờ những cơn nắng mà những cây hoa Sứ quanh cụm tháp lại có dịp bung tỏa những cánh hoa rực rỡ.

Những câu chuyện văn chương không ghi cụ thể chuyện tình của nhà thơ Hàn Mặc Tử về mối tình ngắn ngủi của ông ở Phan Thiết. Nhưng Lầu Ông Hoàng được tìm đến ngoài dáng vẻ hùng vĩ của nó giữa một góc trời, mà lại còn gắn thêm bên mình câu chuyện tình của nhà thơ  Hàn Mặc Tử và bài thơ nổi tiếng của ông với trăng, với Phan  Thiết, Lầu Ông Hoàng:

Ta lang thang tìm tới chốn Lầu Trăng

Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang.

Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết

Ôi trời ôi! là Phan Thiết, Phan Thiết

Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi

Ta đến nơi nường ấy vắng lâu rồi

Nghĩa là chết từ muôn trăng thế kỷ

Trăng vàng ngọc, trăng ân tình, chưa phỉ!

Ta nhìn trăng, khôn xiết ngậm ngùi trăng

Ta vãi tung thơ lên tận sông Hằng,

Thơ phép tắc bỗng kêu rên thống thiết

Hỡi Phan Thiết! Phan Thiết!

Mi là nơi ta chôn hận nghìn thu

Mi là nơi ta sầu muộn ngất ngư.

Có người nói, chỉ vào những đêm trăng, dạo chơi trên Lầu Ông Hoàng mới cảm nhận vẻ đẹp của ngọn tháp đã đứng vững  hơn 10 thế kỷ này.  Lầu Ông Hoàng vốn không phải ai cũng biết, nhưng từ khi có bài thơ Phan Thiết, Phan Thiết của Hàn Thi sĩ thì ngôi tháp cổ đã tăng thêm vẻ đẹp huyền bí, diễm tình. Người đến Lầu Ông Hoàng vào những đêm trăng như còn nghe trong u tịch, trong im lặng, trong những viên gạch Chăm nghìn năm tuổi những lời thơ thống thiết của một hồn thơ tài hoa nhưng mệnh bạc...

Rồi du khách có thể mua một kỷ vật nhỏ nào đó ngay ở điểm bán  đồ lưu niệm dưới chân tháp, như bài thơ "Phan Thiết, Phan Thiết" của nhà thơ Hàn Mặc Tử ghi trên chiếc quạt giấy cũng là điều thú vị. Và chắc ngay cả khi đã rời bước Lầu Ông Hoàng- có ai đó ngoái nhìn lại ngọn tháp cao 15 mét kia đang thầm lặng giữa trời không và thầm gọi "Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang".

. Khuê Việt Trường

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bộ phim "Giải phóng Sài Gòn" được công chiếu trên toàn quốc  (26/04/2005)
Đưa sân khấu truyền thống đến với thế hệ trẻ  (26/04/2005)
Sóng (*) - Hành trình tự khám phá  (26/04/2005)
Những bài ca Cách mạng kháng chiến  (25/04/2005)
Tiếp tục khai quật di tích thành Hoàng Đế  (25/04/2005)
Đôi nét về đời sống văn hóa của người Hre, Ba na ở An Lão  (24/04/2005)
Lênin trong thơ Maiakốpxki  (22/04/2005)
Hương mùa hè: Một bộ phim tình yêu hấp dẫn  (22/04/2005)
Khó về kịch bản, nhưng quyết tâm cao  (22/04/2005)
Một bài thơ - Một mạng người  (21/04/2005)
Nhà văn và những kỳ vọng của bạn đọc  (21/04/2005)
Ca khúc "Tiếng hát từ thành phố mang tên Người"- món quà mừng Ngày đại thắng 30-4-1975   (20/04/2005)
Thơ duyên (*) - cảm hứng cắt nghĩa hay triết lý tình yêu của Xuân Diệu?   (19/04/2005)
Triển lãm, giới thiệu văn hóa Champa của Bình Định tại Mỹ Sơn  (19/04/2005)
Đóa Bạch lan trong mây trắng  (19/04/2005)