Núi Bà khu Đông qua một tập sách
15:29', 29/4/ 2005 (GMT+7)

Sau cuốn Ký sự thời kháng chiến do Hội VHNT Bình Định xuất bản năm 1999, tác giả Đinh Bá Lộc vừa cho ra mắt tập Núi Bà Khu Đông thời ấy, do NXB Quân đội nhân dân ấn hành. Với vốn sống, và sự từng trải trong chiến tranh của một người nguyên là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Tỉnh đội, Chính trị viên Tỉnh đội Bình Định trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tác giả Đinh Bá Lộc đã vẽ nên một bức tranh chân thực và sống động về mảnh đất khu Đông Bình Định trong những năm tháng chiến tranh.

Gần 200 mẩu chuyện, gương chiến đấu hy sinh của đồng bào, chiến sĩ được tác giả "tỉ mẩn" chép vào tập sách là những điểm nhấn của trang sử chống giặc ngoại xâm hào hùng mà đất và người Bình Định đã trải qua suốt gần ba mươi năm gian khó, hết đánh Pháp rồi đánh Mỹ.

Người đọc có thể bắt gặp ở Núi Bà Khu Đông thời ấy những tên tuổi anh hùng được nhiều người nhắc đến như: Vũ Bão, Nguyễn Bèo, Biên Cương, Nguyễn Bá Phong, Trần Độc… và cả những cái tên chân chất suốt đời gắn bó với đồng đất khu Đông như: Phan Bảy, Phạm Trấp, Nguyễn Trong, Nguyễn Thị Cận, Bảy Kòn, Anh Đắc, Bà Ca… Họ là những người nông dân chân lấm tay bùn, nhưng lòng yêu nước, căm thù giặc đã biến họ thành những anh hùng, những chiến sĩ tiên phong trong phong trào chiến tranh nhân dân chống Mỹ.

Càng cảm động và tự hào hơn khi trong cuộc chiến tranh ấy có gia đình có đến 4 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 16 người hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, như gia đình ông bà Trần Cừu ở Phước Sơn, Tuy Phước. Những mẩu chuyện: Chuyện một người câm, Bà Chín Điên cũng gây xúc động không kém bởi đó là những cơ sở cách mạng bị giặc bắt, tra tấn song vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng bằng cách phải giả câm, giả điên.

Tập sách còn có những câu chuyện thắm tình quân dân, đậm màu huyền thoại như chuyện Người chiến sĩ gửi dân kể về chiến sĩ Bùi Văn Kệch quê ở Thái Bình, bị thương mất trí nhớ trong một trận đánh Pháp, được đồng đội gởi cho bà con thôn Xuân An, Cát Tường, Phù Cát chăm sóc rồi vì nhiệm vụ, không trở lại được. Suốt 43 năm, từ 1953 đến 1996, trải qua bom đạn của hai cuộc chiến tranh, ông Kệch đã sống trong tình yêu thương đùm bọc của bà con Khu Đông, mãi đến lúc gần 80 tuổi mới phục hồi được trí nhớ, gặp lại người thân. Người đọc còn bắt gặp từ Núi Bà Khu Đông thời ấy nhiều hình ảnh cảm động của những nghệ sĩ trong Đoàn văn công giải phóng, những nhà báo, nhà giáo, những cô y tá, những Nhà thơ vào tuyến lửa, những lương y, Những Giao liên hỏng mắt sáng lòng, những Nhà sư và khẩu súng hết lòng che giấu chiến sĩ cách mạng… Song chiếm phần lớn những nhân vật trong tập sách là các mẹ, các chị, như chị Bảy Kòn, bà Ca, bà Hồ Thị Như Quyền Dù hy sinh quyết giữ tròn phẩm tiết, hoặc Cô gái đánh địch phá khu dồn Tô Thị Hường đánh giặc lúc mới 14 tuổi.

Còn rất nhiều những tấm gương gan dạ chiến đấu, anh dũng hy sinh cho ngày 30 tháng Tư. Họ có thể là những Chiến sĩ đặc công nước, những Chỉ huy biệt động thành, Những Chiến sĩ tử tù quyết hy sinh cho lý tưởng cách mạng.

Với Núi Bà Khu Đông thời ấy bạn đọc còn khám phá nhiều điều mới mẻ từ những di tích, những địa danh gắn liền với những chiến công vang dội như: núi Mun, núi Cả, xóm Cháy, Cồn Chim, đèo Tó Mọ, hang đá Ông Cường, hang đá Ông Già… những tên đất, tên làng làm rưng rưng bao hoài niệm về một thời gian khó nhưng hào hùng của thế hệ cha anh.

Với vốn sống ngồn ngộn về cuộc chiến tranh, Ký sự thời kháng chiếnNúi Bà Khu Đông thời ấy của tác giả Đinh Bá Lộc đã đóng góp vào kho tư liệu vô cùng quý giá về cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại. Đó cũng chính là tấm lòng ông với quê hương, đồng đội thân yêu.

. Mai Thìn

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
"Minh triết bồ câu" làm thao thức thế giới   (29/04/2005)
Những chuyện xung quanh bài hát "Tiến về Sài Gòn"   (28/04/2005)
Nơi "người thiên hạ đồn vang"  (27/04/2005)
Bộ phim "Giải phóng Sài Gòn" được công chiếu trên toàn quốc  (26/04/2005)
Đưa sân khấu truyền thống đến với thế hệ trẻ  (26/04/2005)
Sóng (*) - Hành trình tự khám phá  (26/04/2005)
Những bài ca Cách mạng kháng chiến  (25/04/2005)
Tiếp tục khai quật di tích thành Hoàng Đế  (25/04/2005)
Đôi nét về đời sống văn hóa của người Hre, Ba na ở An Lão  (24/04/2005)
Lênin trong thơ Maiakốpxki  (22/04/2005)
Hương mùa hè: Một bộ phim tình yêu hấp dẫn  (22/04/2005)
Khó về kịch bản, nhưng quyết tâm cao  (22/04/2005)
Một bài thơ - Một mạng người  (21/04/2005)
Nhà văn và những kỳ vọng của bạn đọc  (21/04/2005)
Ca khúc "Tiếng hát từ thành phố mang tên Người"- món quà mừng Ngày đại thắng 30-4-1975   (20/04/2005)