Phim Việt Nam
Kỹ thuật chưa phải là cứu cánh
7:41', 30/6/ 2005 (GMT+7)

Vài năm trở lại đây, điện ảnh Việt Nam rộ lên vấn đề học công nghệ làm phim hiện đại, rồi đổi mới kỹ thuật… Dường như, trong cái nhìn không ít người, phim Việt Nam thời gian vừa qua không có khán giả là do kỹ thuật lạc hậu. Nhưng liệu kỹ thuật có phải là cứu cánh hay không?

Cảnh trong phim "39 độ yêu".

Đầu tiên phải kể đến sự thay đổi trong khu vực phim truyền hình. Những chuyến "tầm sư học đạo" của Hãng Phim Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm 2003 - 2004 là ví dụ. Hãng đã cử đạo diễn, quay phim đi Thái Lan học công nghệ làm phim hiện đại. Sau đó không lâu, họ lại đem về từ Hàn Quốc công nghệ làm phim sitcom. Về kỹ thuật, bài học từ Thái và Hàn đều giống nhau ở chỗ thu tiếng trực tiếp và quay cùng lúc nhiều máy. Công nghệ này hiện đại đối với ta chứ với người đã là... "trung đại".

Trong khi đó, nhiều nhà làm điện ảnh dần có thói quen (hay là theo mốt) cứ quay xong phim là đem tuốt qua Thái Lan, Australia, Trung Quốc... để làm hậu kỳ. Rồi mới đây, lại rộ lên chuyện công ty chuyên làm hậu kỳ của Singapore, Digipost đang xây dựng cơ sở vật chất ngay tại thành phố Hồ Chí Minh, với tham vọng giữ chân các nhà làm phim Việt Nam. Một số hãng chuyên hậu kỳ khác bấy lâu ẩn mình ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đã xuất đầu lộ diện. Hãng Digital Video Solutions tung tin có thể làm được một bộ phim nhựa 90 phút có kỹ xảo với chi phí dưới 90.000 USD, hãng Fanatic thì bỏ tiền tỉ mua cả xe màu của truyền hình để làm phim...

Những tuyên bố của Digipost VietNam hay Digital Video Solutions còn cần thời gian kiểm chứng nhưng với Vòng xoáy tình yêu có sự tham gia của Fanatic, và 390 yêu có sự góp sức của công ty mẹ của Digital Video Solutions, thì chất lượng còn kém... kịch. Vòng xoáy tình yêu thì không phải lỗi kỹ thuật. Nhưng 390 yêu thì khi đem chiếu trên màn ảnh lớn bị vỡ, mất nét. Bên cạnh đó, việc quay kỹ thuật số, video rồi chuyển sang phim nhựa xem ra giá thành không hạ mấy so với việc làm một cuốn phim nhựa chính hiệu.

Sự thành bại của một bộ phim xét ra không hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật. Ngay 390 yêu phần nào gây chú ý nhờ đề cập đến vấn đề tuổi teen và đã thu hút được những người mẫu hàng đầu như: Hồ Ngọc Hà, Bình Minh, Trương Thanh Long... tham gia. Đây cũng là bộ phim truyền hình đầu tiên làm website hẳn hoi để cung cấp thông tin về bộ phim, một cách làm rất đáng trân trọng trong khi một số website của các hãng lớn bị bỏ ngỏ thông tin.

Bên cạnh đó, các đạo diễn cứ than thở về kỹ thuật làm phim của nước nhà lạc hậu nhưng họ quên, hay họ không được biết đến một cái máy kỹ xảo vẫn nằm chờ phim ở Hãng Phim truyện Việt Nam. Các đạo diễn đã không dùng đến cái máy này vì sợ kinh phí làm phim sẽ bị "đội" cao và điều đáng kể thứ hai là hầu hết trong họ đều… không biết dùng. Trước, đã có đạo diễn sử dụng máy này trong một bộ phim nọ nhưng kết quả là tạo ra được vài cảnh… nước sủi bọt như trong một đoạn video quảng cáo (!) và để lại… không một tiếng vang.

Vậy là, trong nhiều điều làm cho nền điện ảnh hiện đại Việt Nam tẻ nhạt thì những người làm điện ảnh thực sự hiến thân vì nghệ thuật điện ảnh quá ít. Điện ảnh Việt Nam đành chờ một thế hệ mới "hiến thân" vì nghệ thuật thực sự chứ chưa hẳn là có kỹ thuật hiện đại là có phim hay.

. Khải Nhân (tổng hợp)

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Công bố hơn 20 bức họa bí mật của Picasso   (29/06/2005)
Truyện cổ Grim được công nhận là di sản thế giới  (28/06/2005)
Phục dựng các công trình thành Hoàng Đế thời Tây Sơn  (27/06/2005)
Văn hóa ẩm thực Bình Định  (27/06/2005)
Trò chuyện với nhà văn Nguyễn Mộng Giác  (26/06/2005)
Nằm trong top 25 tác giả xuất sắc nhất thế giới thể loại ảnh trắng đen   (26/06/2005)
Cò bay đôi  (24/06/2005)
Chơi với cái... bìa  (24/06/2005)
Trăm vui vẫn còn điều buồn  (24/06/2005)
Phát hiện dấu vết điện bát giác ở di tích thành Hoàng Đế  (24/06/2005)
Lan man với nhà thơ Thanh Thảo sau 10 năm trở lại Quy Nhơn   (23/06/2005)
Tổ tuyên truyền văn hóa Đồn Biên phòng 312 đạt giải nhất   (23/06/2005)
Bài hát Việt: Chưa tương xứng với tên gọi  (22/06/2005)
Lần đầu tiên phát hiện phù điêu Ganêsa tại Bình Định  (21/06/2005)
NXB Kim Đồng mua tác quyền của 6 tác giả  (21/06/2005)