Kim Giang: Múa không chỉ là động tác hình thể...
8:13', 23/9/ 2005 (GMT+7)

Kim Giang (người được nâng cao) trong một tiết mục múa.

Là một cô giáo dạy nhạc nhưng Kim Giang lại thành công với nghệ thuật múa. Hình như đối với chị thì múa mới là sở trường, là niềm yêu thích. Khi diễn trên sân khấu, Kim Giang như không còn là chính mình, chị nhập tâm và thể hiện động tác múa bằng ngôn ngữ riêng của tâm hồn…

Năm 1996, Nguyễn Lê Kim Giang theo học ngành sư phạm nhạc tại trường Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật. Dù vậy chị vẫn ấp ủ trong lòng niềm đam mê nghệ thuật múa. Năm 1997, Kim Giang gia nhập lớp đào tạo diễn viên múa đầu tiên của tỉnh. Tuy không có nhiều thời gian dành cho việc học múa nhưng với năng khiếu của mình, cùng với sự dìu dắt, chỉ bảo tận tình của người thầy Hoàng Việt, Kim Giang đã nhanh chóng nổi lên như là một ngôi sao múa của tỉnh…

Sở trường của Kim Giang là múa đôi, chị đã kết hợp cùng nghệ sĩ Hoàng Việt tạo thành một cặp múa ăn ý và rất thành công với những tác phẩm mang đề tài dân gian như: "Huyền thoại tháp Đôi", "Đất võ"… Kim Giang lại rất hợp với những vai múa thể hiện nội tâm như "Ngày trở về" (giải A cấp tỉnh). Trong tác phẩm này, chị  đã vào vai vợ anh thương binh bị mù cả hai mắt sau chiến tranh bằng những động tác múa đầy cảm xúc của mình. Hình ảnh một người vợ vừa biết cảm thông chia sẻ nỗi đau vừa hãnh diện tự hào về sự hy sinh vì Tổ quốc của chồng mình thật không dễ thể hiện bởi đó là cuộc giằng xé nội tâm. Nhưng chị đã thể hiện rất thành công.

Kim Giang (giữa) trong tiết mục múa "Tiếp nối lời ru".

Phong cách múa hướng nội của Kim Giang còn thể hiện qua hình ảnh người mẹ trong tiết mục múa "Tiếp nối lời ru" (giải A - Hội diễn lực lượng vũ trang toàn quốc). Tiết mục thể hiện một người mẹ đau khổ tột cùng vì mất con sau một trận càn của địch nhưng đã biết biến nỗi đau đó thành một sức mạnh tinh thần thiêng liêng để cưu mang đùm bọc những đứa trẻ mồ côi khác… Kim Giang tâm sự: "Đối với tôi, múa không chỉ đơn thuần là những động tác hình thể mà còn phải xuất phát từ những cảm nhận trong tâm hồn người múa…".

Mặc dù công việc chính của Kim Giang là dạy âm nhạc tại trường THCS Ngô Mây nhưng chị luôn tận dụng thời gian rảnh để theo đuổi niềm đam mê của mình. Trong vài năm gần đây, Kim Giang bắt đầu thử sức trong lĩnh vực biên đạo múa và từng bước khẳng định được mình qua những chương trình đạt giải cao trong các hội thi nghệ thuật quần chúng toàn tỉnh. Chị còn dành thời gian dạy múa cho trẻ em khiếm thính tại cơ sở Nguyễn Nga...

Dẫu đã đạt được những thành công nhất định, song đối với Kim Giang mọi chuyện vẫn còn ở phía trước. Chị tâm sự: "Mình còn phải học hỏi rất nhiều. Có điều kiện mình sẽ quyết tâm học múa nâng cao để sau này có thể mở một lớp dạy múa…".

. Hoài Thu

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hàn Mặc Tử - con đường tình một chiều  (22/09/2005)
Hoàn thành phiên bản một quả chuông có từ thời Tây Sơn  (22/09/2005)
Một vài cảm nghĩ nhân đọc "Cảm nhận và bình thơ" (*)  (22/09/2005)
Tổng duyệt vở "Huyền thoại về tiếng hát"  (21/09/2005)
Xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT: Vẫn khó cho nghệ sĩ không chuyên  (20/09/2005)
Tìm hiểu bài thơ Giải đi sớm trong môtíp "bị giải đi"  (20/09/2005)
Đoàn Bình Định giữ vững danh hiệu lá cờ đầu  (20/09/2005)
Tổ chức Hội thi "Tiếng hát đồng quê và thôn nữ giỏi giang, duyên dáng"  (20/09/2005)
Miss Asia 2005: Hồng Hà đứng thứ 2 bầu chọn qua mạng  (19/09/2005)
Tết Trung thu của người tù  (18/09/2005)
Thắp cho những nụ cười tuổi nhỏ  (16/09/2005)
"Ban mai xanh" - Một hiện thực sống gần gũi  (16/09/2005)
Nhạc sĩ Hữu Thuần: Gởi lại "giọt nắng" cho đời  (16/09/2005)
Một tấm lòng thơ với Bình Định  (15/09/2005)
Con đường âm nhạc và "cơn bệnh" của ca sĩ  (15/09/2005)