Giáo sư Hoàng Chương nhận Huân chương Lao động hạng nhất
14:59', 27/9/ 2005 (GMT+7)

Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm (thứ hai từ trái sang) và các nhà khoa học (GS Hoàng Chương-bìa phải).

Ngày 7-9-2005, tại Đại hội thi đua toàn quốc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Giáo sư Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Chủ nhiệm Tạp chí Văn hiến Việt Nam, một người con của Bình Định, được Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, thay mặt Chính phủ trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất. Đây là huân chương cao nhất tặng cho các cá nhân trong đại hội này.

Giáo sư Hoàng Chương thuộc lớp cán bộ khoa học được đào tạo chính quy của Liên hiệp Các hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam. Ông dành phần lớn thời gian và tâm huyết cho sân khấu và nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Ông đã đến với sân khấu và âm nhạc từ 1950 đến nay.

Có thể nói, suốt những năm tháng của tuổi trẻ, Hoàng Chương không ngừng học tập, lao động và sáng tạo. Ông đã dựng hàng chục vở tuồng và kịch, có những vở được huy chương vàng, bạc trong các hội diễn sân khấu toàn quốc. Ông đã dành toàn bộ sức lực và tài năng cho nghiên cứu, sưu tầm và đã công bố hơn 20 công trình về "Những vấn đề sân khấu truyền thống", "Võ sĩ Thừa tình yêu và nghệ thuật", "Bài chòi và dân ca Bình Định", "Chân dung nghệ sĩ" v.v...

Ông đi, đi mãi để "tìm vẻ đẹp của sân khấu dân tộc". Hoàng Chương đã dày công đi tìm vẻ đẹp, nét độc đáo, đặc sắc của sân khấu dân tộc như tuồng, chèo, múa rối, dân ca, kịch, cải lương v.v... những món ăn tinh thần ngàn đời của dân tộc Việt Nam một cách xuất sắc. Ông còn có những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tuồng Bắc.

Giáo sư Hoàng Chương là người có công lớn về nghiên cứu tuồng, một người chuyên viết kịch bản về nghệ thuật tuồng cổ. Hoàng Chương còn làm rõ mối quan hệ giữa tuồng và võ dân tộc một cách thật xuất sắc, nhất là trong công trình "Tuồng và võ thuật Bình Định". Đặc biệt, tại trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Hoàng Chương đã tập trung hàng trăm giáo sư, tiến sĩ, viện sĩ, nghệ sĩ nhân dân, những trí thức lớn của đất nước đã đóng góp vào việc nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc được đánh giá cao.

. Lê Thành Chơn (SGGP)

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Kỷ niệm 705 năm ngày giỗ của Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn  (26/09/2005)
Có một "Huyền thoại về tiếng hát"  (25/09/2005)
Sinh giữa mùa trăng, thơ giữa mùa trăng, chết giữa mùa trăng  (23/09/2005)
Kim Giang: Múa không chỉ là động tác hình thể...  (23/09/2005)
Hàn Mặc Tử - con đường tình một chiều  (22/09/2005)
Hoàn thành phiên bản một quả chuông có từ thời Tây Sơn  (22/09/2005)
Một vài cảm nghĩ nhân đọc "Cảm nhận và bình thơ" (*)  (22/09/2005)
Tổng duyệt vở "Huyền thoại về tiếng hát"  (21/09/2005)
Xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT: Vẫn khó cho nghệ sĩ không chuyên  (20/09/2005)
Tìm hiểu bài thơ Giải đi sớm trong môtíp "bị giải đi"  (20/09/2005)
Đoàn Bình Định giữ vững danh hiệu lá cờ đầu  (20/09/2005)
Tổ chức Hội thi "Tiếng hát đồng quê và thôn nữ giỏi giang, duyên dáng"  (20/09/2005)
Miss Asia 2005: Hồng Hà đứng thứ 2 bầu chọn qua mạng  (19/09/2005)
Tết Trung thu của người tù  (18/09/2005)
Thắp cho những nụ cười tuổi nhỏ  (16/09/2005)