Người giữ hồn nhạc cụ dân tộc Chăm H’roi
7:58', 10/1/ 2006 (GMT+7)

Đêm về, dân làng Chăm H’roi ở Canh Tân (thị trấn Vân Canh) thường lắng nghe tiếng đàn Kơ - ní, Đing-goong, Bró, Lơ-tơ-ơ-ting thánh thót cất lên từ một căn nhà sàn. Chủ nhân của những tiếng đàn đó là già làng Phạm Thức (79 tuổi), tóc đã bạc trắng, nhưng đôi mắt tinh tường.

Già làng Phạm Thức tâm sự: "Để tạo cho con cháu biết đánh đàn Đing-goong; biết đánh đàn Bró giữa đêm ta làm một hồi và 4 giờ sáng ta đánh một hồi…".

Các loại nhạc cụ thường làm bằng chất liệu đơn giản như: ống lồ ô, ống giang, vỏ quả bầu khô, dây kẽm… nhưng người làm ra nó phải khéo tay, có năng khiếu âm nhạc để tiếng đàn được trong trẻo, đúng âm lượng, mới ru được lòng người. Trước đây, thanh niên trong làng ít ai chịu học làm và chơi các nhạc cụ dân tộc, mà cứ theo băng đĩa nhạc, băng đĩa hình.

Ông Thức trăn trở: "Không lẽ sau này lớp trẻ lãng quên!". Thế là, ông quyết tâm tuyên truyền, thuyết phục. Đêm về ông tập trung thanh niên, chỉ cho họ cách làm từng loại đàn Đing-goong, Kơ-ní, Bró, Lơ-tơ-ơ-ting… cách lấy âm lượng của từng loại đàn sao thích hợp. Ông còn vận động các ông Đoàn Văn Hiến (người cùng làng), Đinh Văn Tỵ (làng Đắk Đâm), Mang Nựng (làng Hiệp Hội), Mang Sang (làng Canh Thành), Mang Nhơn (làng Kà Xiêm)… mỗi ông chuyên làm một loại đàn để truyền dạy cho lớp trẻ.

Ông Đoàn Văn Hiến (làng Canh Tân) nói: "Nhạc cụ dân tộc Chăm H’roi được lưu giữ đến hôm nay là nhờ có ông Thức. Nhờ ông Thức vận động, tôi đã làm hơn 10 cây đàn Đing-goong tặng cho bà con ở Phú Yên và bà con trong làng. Hiện bây giờ rất nhiều người nhờ tôi làm giúp".

Là đảng viên gần 50 tuổi Đảng, là nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng người Chăm H’roi Vân Canh, ông Phạm Thức luôn trăn trở với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Ông tâm sự: "Sắp đến, tôi sẽ phối hợp với các vị lão thành cách mạng, đề xuất với UBND huyện Vân Canh, Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao huyện có kế hoạch khôi phục và phát huy các loại nhạc cụ dân tộc Chăm H’roi ở tất cả các làng; vận động mấy ông già làng tổ chức dạy cho lớp trẻ biết làm và chơi các loại nhạc cụ này. Làng nào cũng phải có, để phục vụ lễ hội, hội làng, hội mừng lúa mới…".

  • Thanh Trà
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Định có 2 tác phẩm đoạt huy chương bạc   (09/01/2006)
Tôi muốn giới thiệu rộng rãi về dòng gốm Gò Sành   (09/01/2006)
Tản mạn về đá gà   (08/01/2006)
Cần có Ban quản lý di tích cấp tỉnh  (08/01/2006)
Vòng cung mưa  (06/01/2006)
Hồn cổ nơi góc phố  (06/01/2006)
Xena - công chúa chiến binh  (06/01/2006)
Che Guevara và hành trình đi tìm mục đích sống (*)  (05/01/2006)
Xác định được hộp sọ của nhà thiên tài âm nhạc Mozart  (04/01/2006)
Chuyên mục mới trên VTV1: Lựa chọn cuối tuần  (04/01/2006)
Cô hay em - dị bản hay bản sai trong ca dao  (03/01/2006)
Khai trương Nhà trưng bày gốm cổ Gò Sành   (03/01/2006)
Dựng Diễn võ đình ở thì hiện tại   (03/01/2006)
Đội bả trạo làng Tế Hanh  (02/01/2006)
Đã có "Hãy đợi đấy!" tập 19  (02/01/2006)