Nhà hát tuồng Đào Tấn: Ra quân phục vụ xuân Bính Tuất
8:0', 19/1/ 2006 (GMT+7)

Nhằm phục vụ công chúng mến mộ nghệ thuật tuồng trong tỉnh nhân dịp Tết cổ truyền, Nhà hát tuồng Đào Tấn đã chuẩn bị một chương trình biểu diễn rất hoành tráng, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đầu tiên có thể nói tới là chương trình múa nghệ thuật trong lễ hội đón giao thừa. Đây là một màn múa Cung đình do NSƯT La Thị Cẩm Vân từ Huế vào trực tiếp truyền dạy và biên đạo. Các đường nét tinh tế uyển chuyển mang màu sắc cung đình do 24 diễn viên và 12 nhạc công của Nhà hát tuồng Đào Tấn cùng thể hiện chắc chắn sẽ mang tới khán giả Bình Định ấn tượng tốt đẹp vui tươi trong giây phút trời đất giao mùa.

 

Một cảnh trong vở tuồng Mộng Bá Vương của Nhà hát tuồng Đào Tấn. Ảnh: Đào Tiến Đạt

 

Dàn kịch mục biểu diễn phục vụ đầu xuân Bính Tuất gồm những vở tuồng ăn khách. Nếu như tuồng Cổ thành là một vở thường được diễn đầu tiên có nơi còn chọn diễn phục vụ lễ tế thần, cúng xuân bởi trong vở diễn nêu bật hình tượng Quan Công với tấm lòng trung nghĩa, võ nghệ siêu quần, vóc dáng uy nghi được người đời tôn là Quan thánh thì vở Hoàng Ngọc Hoàng Ân "có duyên" mở màn trong chương trình biểu diễn. Đây là một vở tuồng xuân nữ với nhiều tình tiết sôi động vừa éo le vừa vui nhộn hài hước đã từng chinh phục được đông đảo công chúng nhiều năm trước đây.

Những vở tuồng khác như Xử án Bàng Quí Phi, Chinh Tây (2 hồi), Tiết Giao trả ngọc, Chuyện tình Âu-Lạc, Đông Lộ Địch, Phụng nghi đình… vẫn là những vở diễn có nội dung lành mạnh ca ngợi tình yêu đất nước, lòng hiếu nghĩa vẹn toàn và thủy chung son sắt của những con người chân chính đồng thời phê phán mạnh mẽ sự gian ác lộng quyền hãm hại dân lành của bè lũ tham quan nịnh thần.

Đặc biệt, trong chương trình biểu diễn năm nay còn có thêm vở Diễn Võ Đình của tác giả Đào Tấn mới được khai thác phục hồi cuối năm 2005. Diễn Võ Đình là một vở tuồng độc đáo, khác lạ trong dàn kịch mục của Đào Tấn với kết cấu kịch bản có xu hướng hiện đại không xưng tên khi ra tuồng và cũng không có hậu khi kết vở nhưng vẫn gợi được cho người xem niềm tin tưởng hướng tới ngày mai tươi đẹp. Các miếng diễn trong tuồng được khai thác triệt để công phu, nhiều tình tiết hấp dẫn lôi cuốn người xem như Triệu Khánh Sanh giả gái học thêu, Bàng Hồng chỉnh túc… Dàn diễn viên gạo cội của Nhà hát ra quân lần này vẫn đủ mặt các "anh tài, tuấn kiệt" như: NSƯT Phương Thảo, NSƯT Văn Vỹ, NSƯT Minh Ngọc, NSƯT Xuân Hợi, NS Lệ Quyên, NS Thanh Sử… sẽ góp phần làm sinh động cho sân khấu tuồng đầu năm.

Ngoài ra, dàn nhạc 12 trống và dàn múa cờ cũng được nâng cao chất lượng để phục vụ lễ hội giao thừa và lễ khai trương các công trình trọng điểm trong năm của Bình Định.

  • Nguyễn Gia Thiện
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Chuyện lạ Việt Nam năm 2006 sẽ rất... lạ   (18/01/2006)
Công chiếu Đẻ mướn trong dịp Tết Bính Tuất  (17/01/2006)
Tượng Quang Trung sẽ hoàn thành trước lễ kỷ niệm 217 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa  (17/01/2006)
Vẻ đẹp đích thực của cái tôi trữ tình trong "Tống biệt hành" (*)  (17/01/2006)
Văn học Việt Nam - Một năm nhìn lại  (17/01/2006)
Nhiếp ảnh thiếu phê bình: Ngựa hăng không có dây cương...  (16/01/2006)
Đức Tuấn: Giọng ca trẻ hát nhạc xưa  (15/01/2006)
Tượng chó trên gốm Chăm  (13/01/2006)
Những khoảng cách còn lại  (13/01/2006)
Thơ Phạm Đương, Phạm Vân Hiền  (13/01/2006)
Ca sĩ Kiều Lệ: Hát dân ca bằng cả tâm hồn  (13/01/2006)
Tạp bút: Những chấm nhỏ  (12/01/2006)
Những nhà văn viết cho thiếu nhi được giải thưởng  (11/01/2006)
Vội vàng (*) - trái cấm ái tình giữa vườn xuân trần thế  (10/01/2006)
Tạo sức sống mới cho tháp cổ Dương Long  (10/01/2006)