Hà Ri - Điểm sáng văn hóa
9:3', 31/10/ 2006 (GMT+7)

Đã được nghe nhiều về làng Hà Ri (xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh), nhưng khi đặt chân đến ngôi làng này, chúng tôi vẫn không khỏi ngỡ ngàng với khung cảnh khang trang, sạch đẹp nơi đây. Càng cuốn hút hơn nữa là những câu chuyện về việc xây dựng làng văn hóa của người Hà Ri…

 

Các cô gái làng Hà Ri tại Liên hoan làng - khu phố văn hóa tiêu biểu tỉnh Bình Định lần thứ II-2005. Ảnh: Hoài Thu

 

* Xây dựng làng văn hóa

Làng Hà Ri có 110 hộ, 458 nhân khẩu với 4 dân tộc anh em sinh sống; trong đó, đa số là người Ba na. Năm 1995, làng bắt tay vào xây dựng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH), xây dựng quy ước của làng. Việc triển khai thực hiện quy ước trong 10 năm qua đã đem lại cho Hà Ri một bộ mặt hoàn toàn mới. Đời sống kinh tế của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người của dân làng vào năm 2005 là 6 triệu đồng/ năm, số hộ đói nghèo giảm chỉ còn 5%, số hộ khá và giàu ngày càng phát triển. 100% hộ đã có điện, 80% số hộ có ti vi, 40% hộ có xe máy. Trong làng có đầy đủ nhà trẻ, trường học, chợ búa. Năm 1996, bằng tiền và công sức đóng góp của dân làng, Hà Ri đã xây dựng được nhà văn hóa với trị giá gần trăm triệu đồng, làm nơi hội họp và sinh hoạt văn hóa. Bên cạnh nhà văn hóa, còn dựng thêm một nhà rông truyền thống.

Tình hình an ninh trật tự ở Hà Ri được giữ vững, nhiều năm nay trong làng không có người sinh con thứ 3. Những hủ tục lạc hậu, nạn mê tín dị đoan đã bị loại trừ. Làng Hà Ri cũng là làng dân tộc duy nhất của huyện có nghĩa địa làng, người chết được chôn cất, làm bia mộ. Làng Hà Ri cũng đang dự định sẽ xây dựng nghĩa địa làng thành “nghĩa địa văn hóa”, và quy hoạch trồng các loại cây ăn quả bên những ngôi mộ.

Với những gì đã làm được, năm 2001, Hà Ri đã được công nhận là làng văn hóa cấp tỉnh và năm 2005, được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích xây dựng đời sống văn hóa và bảo vệ an ninh Tổ quốc.

* Phát triển làng nghề gắn với du lịch

Theo “Quy hoạch phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” đang trình UBND tỉnh xem xét, thông qua, Hà Ri là một trong 5 làng nghề truyền thống của tỉnh được quy hoạch phát triển làng nghề gắn với du lịch. Theo đó, làng Hà Ri sẽ được xây dựng thành làng nghề dệt vải thổ cẩm và sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ thổ cẩm, phục vụ tiêu dùng cho người dân trong vùng, phục vụ du lịch và tiến tới xuất khẩu. Dự kiến, trong giai đoạn 2006-2010, Hà Ri sẽ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo cảnh quan làng nghề, nhà trưng bày sản phẩm, trang bị máy may, khung dệt và tập huấn cho các hộ sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với tổng vốn đầu tư khoảng 900 triệu đồng. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2010, sẽ phát triển số hộ tham gia sản xuất thổ cẩm và các mặt hàng từ thổ cẩm, để trong một năm, sẽ sản xuất trên 600m2 vải thổ cẩm và 20.000 sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ thổ cẩm.

Việc xây dựng các làng nghề dệt thổ cẩm, sẽ tạo cho Hà Ri tăng thêm sức hút khách du lịch. Chẳng hạn, sau một tour tham quan thành Tà Kơn, thủy điện Vĩnh Sơn, hồ Định Bình, du khách có thể ghé thăm làng nghề dệt thổ cẩm và mua một số sản phẩm lưu niệm. Hơn nữa, bản thân làng Hà Ri với cảnh quan sạch đẹp và những nét đẹp văn hóa đặc trưng, hoàn toàn có thể trở thành một địa chỉ hấp dẫn với du khách.

  • Trung Thu
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Họa sĩ Lâm Triết - Một tấm lòng với quê hương  (30/10/2006)
Quanh chuyện giải thưởng của Hội nhà văn VN  (29/10/2006)
Người gìn giữ thanh âm của núi rừng  (27/10/2006)
Những tượng đài nhạc rock   (27/10/2006)
Mảnh ghép của tuổi thơ  (27/10/2006)
Lộ rõ bờ tường Tử Cấm Thành  (27/10/2006)
Chòi cu  (30/10/2006)
Trong bóng tối của hoàng cung *  (25/10/2006)
Chuyến đi dài vào thế giới Tưởng Tượng*  (24/10/2006)
Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân không phải là người xa lạ  (23/10/2006)
Tiếp tục khai quật khảo cổ học di tích Thành Hoàng Đế lần thứ III  (23/10/2006)
Những chồi xanh  (22/10/2006)
Lịch sử là thiêng liêng  (20/10/2006)
Cha ơi  (19/10/2006)
35 năm - một chặng đường  (19/10/2006)