Theo Minh Mệnh chính yếu (Quốc sử quán triều Nguyễn) thì tháng 11-1832 - Nhâm Thìn, sứ thần của Mỹ là Edmund Roberts đã đến dâng quốc thư của Tổng thống Andrew Jackson đề nghị thông hiếu với Đại Nam. Trên đường đi, sứ đoàn gặp bão và dạt vào bờ biển Phú Yên. Nơi đặt dấu ấn cho sự kiện bang giao này, ngày nay thuộc về vùng vịnh Xuân Đài (Sông Cầu - Phú Yên) - cách TP Quy Nhơn chừng 30km.
Tuy lần thương thuyết ấy không đạt mục đích nhưng sự kiện này rất đáng chú ý nếu nhìn lại vấn đề trong bối cảnh của thời đại bấy giờ.
|
Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội sẽ tài trợ 19.640 USD thực hiện dự án “Đánh giá quy trình ban hành văn bản pháp luật ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”. Đại sứ Mỹ Michael W. Marine và đại diện Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn Chính sách, Pháp luật và Phát triển PLD, đơn vị trực tiếp thực hiện dự án, đã ký kết thoả thuận tài trợ vào ngày 29-6 tại Hà Nội.
|
Từ thế kỷ XVII, nước Việt Nam phong kiến không chỉ giao thiệp với "Thiên triều phương Bắc" hay các nước "man di phương Nam" mà còn bắt đầu tiếp xúc với các thương lái phương Tây. Ngoại thương Việt Nam bắt đầu sầm uất, tàu buôn của các nước Tây Âu đã đếm làm ăn và đánh giá rất cao tiềm năng, lợi ích của thị trường Việt Nam.
Trong tác phẩm Motes sur la Cochinchine (Ghi chép về Cochinchine), Cordier đã nhận định :"Từ bờ biển của xứ này chỉ cần có 3 ngày vượt biển là tới Macao, Philipines, Bornéo, Batavia... Nếu quốc gia nào đạt được thương điểm trên con đường của tất cả các tàu bè đi Trung Quốc sẽ có được cái lợi vô cùng lớn là trong trường hợp có chiến tranh đóng chẹn lối đi đến tất cả mọi nơi đó thì nước ấy sẽ độc chiếm cả nền buôn bán với Trung Quốc và các đảo kia". Mặc dù tiến hành giao thương như vậy nhưng từ rất sớm, nhà nước phong kiến Việt Nam đã nắm được tình hình các đế quốc phương Tây (như Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha..) xâm chiếm thuộc địa ở các nước đã có quan hệ tương đối lâu với Việt Nam là Indonesia, Malaysia...
Tình hình ấy buộc phong kiến Việt Nam e ngại quan hệ, dù không ngăn được hoàn toàn qui luật phát triển kinh tế, nhưng họ cũng đã tìm cách hạn chế, ít ra là bằng việc qui định tàu nước ngoài chỉ được cập cảng, buôn bán ở một số thương cảng xa kinh thành (Hội An, Trà Úc, Gia Định, Nước Mặn).
Năm 1803, thương lái Anh là Robert xin mở thương điếm buôn bán ở Trà Sơn (Quảng Nam) nhưng nhiều lần bị vua Gia Long từ chối. Đến năm 1808, người Anh cho 10 chiếc tàu chiến ngược dòng sông Hồng định uy hiếp Hà Nội nhưng đã bị đánh bại, phải tháo chạy. Nước Pháp là quốc gia được hưởng nhiều ưu đãi hơn cả trong số các nước tư bản đến làm ăn ở Việt Nam, vua Gia Long đã miễn thuế cho cả 2 tàu Larose, Henry và mua của họ 10.117 khẩu súng.
Thế nhưng cũng chính vua Gia Long, tháng 6 năm Đinh Sửu (1817) đã cương quyết từ chối khi thuyền trưởng tàu Cybéle là Kergariou tuân lệnh vua Louis XVIII đến Việt Nam đòi thi hành hiệp ước Versailles (trong đó quan trọng nhất là việc buộc ta phải cắt đất nhường cảng Đà Nẵng, đảo Côn Lôn cho Pháp và để họ tự do buôn bán trên toàn cõi Việt Nam). Sự nghi kỵ những người dị chủng bắt đầu rõ ràng hơn khi nhà nước phong kiến Việt Nam thấy rằng họ ngày càng muốn được đi lại tự do hơn, rộng rãi hơn trên đất nước mình.
Năm 1820, vua Gia Long mất. Trước khi chết, vị vua này vẫn không quên dặn dò nguy cơ từ những kẻ dị chủng. Đến năm 1824, Bougainville, chỉ huy chiến hạm Pháp, lại mang quốc thư của Louis XVIII xin buôn bán nhưng vua Minh Mạng không nhận thư, bởi khi ấy đã nghe được tin người Anh mới xâm chiếm Miến Điện (người Anh sau bị vua Minh Mạng cấm cư trú, làm nhà trên đất Việt Nam). Điểm lại bối cảnh lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và thế giới phương Tây như vậy để thấy rằng việc Mỹ và Việt Nam không xác lập được quan hệ ngoại giao vào thời điểm ấy (1832) là hoàn toàn không khó lý giải lắm.
Với Mỹ, từ tháng 1-1819 đến tháng 8-1820 đã có các tàu Franklin, Marmion do John White làm chủ đến mua hàng ở Gia Định và sau đó còn ra cả Hội An và suốt một dải đất trước đó thuộc Đàng Trong. Năm 1819 cùng với Pháp, người Mỹ chiếm được lòng tin của vua Gia Long khi đạt được hợp đồng cung cấp một số lượng lớn pháo, súng, và binh phục cho quân đội, sau đó còn được cung cấp nhiều bản vẽ rất chi tiết về các cỡ cung (theo Voyage en Cochinchine - Chuyến đi Đàng Trong" của John White). Vào thời điểm ấy, Mỹ chỉ một "con sói trẻ" trong lĩnh vực ngoại thương thế giới (Mỹ chỉ mới lập quốc từ năm 1776), nhưng khác với những "con sói già" như Anh, Pháp, Hà Lan,... chỉ sau một thời gian ngắn, người Mỹ đã hiểu khá tường tận về Việt Nam, những điều mà người Anh, Pháp mất hơn nửa thế kỷ mới có.
Theo Thành Thế Vỹ trong Ngoại thương Việt Nam hồi thể kỷ XIX thì chỉ ngay trong lần đầu tiên tiếp xúc với thị trường Việt Nam, John White đã nắm được các mánh khéo buôn bán, neo giá, chờ giá, những tiểu xảo tìm cách trốn thuế, giảm chi phí... Trong khi tìm cách mua được nhiều đường với giá rẻ nhất, John White đã vờ chuẩn bị cho thuyền ra khơi để thương nhân Việt Nam phải bán tống bán thảo hàng hoá vì sợ khê đọng. Cũng trong chuyến đi ấy, tay thương lái Mỹ này đã quan sát, ghi nhận nhiều chi tiết khá tinh tế như cứ mỗi tạ đường mua ở Việt Nam sẽ rẻ hơn so với mua ở Java (Indonesia) tới 1 đôla. Tơ lụa ở đây (Việt Nam) rẻ và nhiều đến mức dân dã ăn mặc rất tươm tất, những bộ quần áo sang trọng ấy được người ta mặc cả vào những lúc thường nhật. Người Mỹ khát khao được mua gạo ở Việt Nam nhưng rất sợ vì luật cấm xuất khẩu gạo được thi hành rất gắt gao, nghiêm ngặt. Thương lái Mỹ được đánh giá là những kẻ tuy đến sau nhưng căn cơ, giữ miếng rất kín, dùng nhiều thủ đoạn tinh ma trong mua bán. Nhưng dù vậy vẫn qua mặt được vua quan nhà Nguyễn bởi họ đã có quá nhiều kinh nghiệm buôn bán với thương nhân phương Tây.
Những thông tin ấy chắc chắn đã được John White cũng như nhiều thương lái Mỹ khác thông báo đầy đủ về bản quốc. Nhưng cũng phải đến năm 1832 Chính phủ Mỹ mới quyết định nhảy vào tìm phần bánh tương xứng ở thị trường Việt Nam.
Sách Minh Mệnh chính yếu, thiên Nhu viễn chép: "Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) Quốc gia Nhã Di Lý (Mỹ) sai sứ thần dâng quốc thư yêu cầu thông hiếu với Việt Nam. Thuyền của sứ bị bão dạt vào vùng duyên hải tỉnh Phú Yên, nhà vua hay tin liền cử quan Viên ngoại là Nguyễn Tri Phương tới nơi cập vận. Sứ bộ trả lời là họ chỉ muốn giao hiếu thông thương mà thôi. Về việc này, nhà vua dụ các quan nội các rằng: "Chúng nói từ xa tìm tới, bản ý là qui thuận. Triều đình ta với tinh thần mềm dẻo quí mến người phương xa, không tiếc gì mà không dụng nạp họ. Tuy nhiên họ mới tới lần đầu, các chi tiết lễ nghi về ngoại giao thông hiếu chưa được am tường, có thể sai quan Thương bạc viết tư văn thông báo cho nước họ biết nếu muốn thông thương mậu dịch với nước ta, ta cũng không cự tuyệt nhưng phải tuân theo những qui định đã có từ trước tới nay. Từ nay nếu có thuyền tới, thì cho phép được ghé vào cửa Đà Nẵng, Trà Sơn Úc, bỏ neo tại đó, chứ không được tự ý lên bờ! Đó là ý cảnh giác phòng gian nằm trong chính sách ngoại giao mềm dẻo của ta vậy".
Như vậy, lần đầu xúc tiến đặt quan hệ ngoại giao mà Mỹ là phía chủ động đã không thành công. Vua Minh Mạng phải giữ kẽ như vậy thật ra không phải là vô cớ. Sử sách còn ghi lại rất rõ ràng năm 1826, thuyền buôn của nước Anh gặp bão dạt vào Bình Thuận, vua ta sai cấp gạo nước cứu tế, nhưng vẫn xuống chỉ bảo rằng: "Nước Anh Cát Lợi là một cuốc gia được coi là cực thịnh nhưng sâu hiểm, quỷ quyệt vô cùng, hễ đi tới đâu là sinh chuyện với người ta đến đó. Chúng ta cần xử lý khéo léo không để người nước họ đi lại tự do".
Năm 1833, quan Thương bạc ở Đà Nẵng lại phát hiện thuyền buôn của Pháp là Xadi đem vàng giả ra bán... Năm 1834 quan trấn thủ ở Trấn Sơn Úc lại phát hiện thuyền buôn của Anh có ý định buôn bán trái phép rất nhiều vũ khí... Những thông tin tiêu cục xảy ra liên tục như vậy đã làm triều đình nhà Nguyễn càng thêm e ngại những kẻ dị chủng đến từ phương Tây. Vì lẽ đó mà đến năm 1835 rồi năm 1850, nhiều lần Mỹ tha thiết đặt quan hệ bang giao (nên nhớ rằng nước Mỹ lúc ấy vừa lập quốc và rất cần được công nhận nên sự tha thiết ấy cũng không phải là khó hiểu) triều đình nhà Nguyễn vẫn khước từ và chỉ đồng ý ở mức độ vô cùng đơn giản.
Đến năm 1858 khi thực dân Pháp tấn công vào Đà Nẵng quyết tâm đô hộ nước ta và những sự kiện đau buồn của dân tộc tiếp theo sau đó đã cắt đứt các cơ hội phát triển ngoại giao của Việt Nam mãi đến khi chúng ta giành được độc lập (1945). Không ít thì nhiều, những bài học ngày xưa vẫn ánh lên những giá trị quí báu mà mỗi khi nhìn lại ta vẫn phát hiện thêm những ý tưởng mới có thể áp dụng vào thực tại.
|