Phát hiện 4 cặp phù điêu sư tử trên thân tháp Bình Lâm
8:16', 24/3/ 2006 (GMT+7)

Khi tiến hành phát quang để chống xuống cấp tháp Bình Lâm (xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước), các cán bộ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh đã phát hiện thấy 4 cặp phù điêu sư tử chạm trên thân tháp. Đây là những phù điêu sư tử chạm trên thân tháp còn lại nguyên vẹn, đẹp nhất trong kiến trúc Champa hiện tồn ở Bình Định.

 

                        Phù điêu sư tử ở tháp Bình Lâm.

 

Trong kiến trúc Champa Bình Định, Bình Lâm được xem như kiến trúc đại diện cho phong cách chuyển tiếp từ Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định. Ở phong cách Bình Định, vật liệu dùng để xây tháp thuần nhất vẫn là gạch, các chất liệu khác chưa thấy xuất hiện; mi cửa tuy còn thấy vòm nhiều tầng, song xu hướng từ vòm đã chuyển sang chiều cao hình mũi giáo nhọn. Nhà nghiên cứu Pháp Ph.Stern đã khẳng định: "Bình Lâm là công trình đầu tiên của phong cách chuyển tiếp này... Bình Lâm dường như được xây dựng liền ngay sau khi chuyển đô vào Nam Champa". Nếu thời kỳ dời đô được xác định vào năm 1000 là chính xác, thì phong cách chuyển tiếp ắt là phải khởi đầu vào thế kỷ XI. Do vậy, giới Champa học cho rằng niên đại của tháp Bình Lâm là nửa đầu thế kỷ XI.

Sự phát hiện 4 cặp phù điêu sư tử quanh các mảng tầng thứ nhất của tháp Bình Lâm càng khẳng định thêm tính chính xác của niên đại này. Điều thú vị khác là 4 cặp phù điêu được chạm ở 4 tư thế khác nhau rất sinh động. Hai cặp ở tư thế bước tới đầu nhìn về một hướng, đuôi cong hẳn lên; hai cặp tư thế vẫn bước tới nhưng đầu ngoảnh hẳn về phía sau, miệng nhe ra dữ tợn. Đuôi phần bên trong hơi cong lên, phần cuối rũ xuống. Đây là những phù điêu sư tử thể hiện phong cách của Mỹ Sơn A1 khá rõ nét.

Có thể khẳng định: đây là những phù điêu sư tử chạm trên thân tháp còn lại nguyên vẹn và đẹp nhất trong kiến trúc Champa hiện còn ở Bình Định.

  • TS. Đinh Bá Hòa
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thành lập Ban chỉ đạo và Ban tổ chức Liên hoan thế giới võ thuật cổ truyền Việt Nam  (23/03/2006)
Trả lại tên cho làng  (22/03/2006)
Một cách tri ân những người giữ biển  (22/03/2006)
Xã hội hóa sân khấu: Sau 7 năm vẫn chỉ là chủ trương ?  (21/03/2006)
Xe ngựa mê ly ra đi mãi mãi  (20/03/2006)
Lão tướng Mịch Quang  (20/03/2006)
Một vài nhận xét ban đầu  (17/03/2006)
Cánh diều vàng 2005: nhiều cải tiến trong cơ cấu giải  (17/03/2006)
Chung một tấm lòng với sân khấu truyền thống  (17/03/2006)
Có một thành Chămpa bị quên lãng  (14/03/2006)
Sẽ được quản lý chặt hơn  (14/03/2006)
Lục Tiểu Phụng  (13/03/2006)
Cồng chiêng - công nhận cũng là nhắc nhở  (13/03/2006)
Còn bao trăn trở   (10/03/2006)
Tượng đài Quang Trung dưới góc nhìn của các chuyên gia   (10/03/2006)