Trò chuyện với tác giả ca khúc Màu cờ sắc áo
10:7', 11/4/ 2006 (GMT+7)

Gần đây, mỗi khi trận đấu diễn ra trên sân Quy Nhơn, khán giả đất võ lại rộn ràng cùng giai điệu của bài hát Màu cờ sắc áo. Về xuất xứ của ca khúc này, nhạc sĩ Trần Hinh - tác giả bài hát, cho biết:

Nhạc sĩ Trần Hinh

Cuối năm 2005, tôi được mời tham dự buổi chiêu đãi đoàn kỳ thủ Trung Quốc sang thăm và thi đấu giao hữu tại Bình Định. Tại buổi tiếp, anh Nguyễn Văn Minh - Phó Giám đốc Sở TDTT tỉnh, có nói: "Anh nghiên cứu sáng tác giúp một bài hát về đội Bình Định". Hôm sau, tôi gặp anh Lê Văn Minh - Giám đốc Sở, để báo cáo kết quả thi đấu của các kỳ thủ Bình Định trước đoàn Trung Quốc, anh Minh lại đặt vấn đề: "Sở TDTT đang vận động các nhạc sĩ sáng tác một bài hát về đội Bình Định. Anh có thể tham gia được không?". Lúc đó, tôi không nhận lời, cũng không từ chối. Mà chỉ im lặng và "để bụng mang về".

Vài ngày sau, nghe tin đội bóng có nhà tài trợ mới, tôi rất phấn khởi và muốn sáng tác ngay một bài hát về đội bóng Bình Định, khích lệ tinh thần của các cầu thủ "đất võ". Vậy là chỉ chưa đầy một buổi, tôi đã hoàn thành bài hát và đặt tên là Màu cờ sắc áo. Đó là vào ngày 12-1-2006.

* Lâu nay, phần lớn nhạc của ông thường là những ca khúc với tiết tấu, giai điệu nhẹ nhàng. Còn với Màu cờ sắc áo thì có phần tươi trẻ, gần với rock?

- Tôi viết bản nhạc này từ nền cung Pha trưởng, nhưng đôi chỗ có sự biến tấu bất ngờ. Tiết tấu của bài hát được viết theo thể nhịp đi, gần với trường phái nhạc Rock, nhanh, mạnh, thôi thúc, tươi trẻ. Về ca từ, tôi vận dụng lối nói tự bạch của tuồng truyền thống Bình Định. Mở đầu bài hát phải "xưng danh", giới thiệu về đội bóng. Điều quan trọng là nội dung bài hát khơi dậy được khí thế "màu cờ sắc áo" của bóng đá "đất võ".

* Và hẳn ông đã viết với một tấm lòng hâm mộ "môn thể thao vua"?

- Tôi là một fan của bóng đá Bình Định. Thời trai trẻ, tôi từng là một cầu thủ nghiệp dư của một đội bóng thanh niên xung phong. Ngoài ra, từ năm 1992 đến 1998, tôi cũng từng là thành viên Ban Thường vụ LĐBĐ Bình Định.

* Xin cảm ơn nhạc sĩ !

  • Viết Hiền (thực hiện)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Xã Nhơn Hội: Ngư dân tổ chức Lễ hội cầu ngư  (11/04/2006)
Kỳ II: Sơn đại ca: biệt danh và một tình bạn  (11/04/2006)
Tiến hành khai quật khảo cổ học tại di tích Tháp Cánh Tiên  (07/04/2006)
"Biển nhớ" tên anh gọi về  (06/04/2006)
Trịnh Công Sơn với Quy Nhơn  (04/04/2006)
Thông báo cuộc thi ảnh "Khoảnh khắc cuộc sống"  (04/04/2006)
Bàn thêm về giá trị văn hóa cồng chiêng: Đừng bỏ quên giá trị độc đáo này  (04/04/2006)
Hội VH-NT tỉnh: Tổ chức cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật - 2006  (04/04/2006)
Phạm Văn Ký - một số phận văn chương "mất nơi ở"   (02/04/2006)
"Sáng tạo nghệ thuật phải gắn liền với cội nguồn và bản sắc văn hóa dân tộc"   (03/04/2006)
Nhớ Trịnh Công Sơn giữa đất Quy Nhơn  (31/03/2006)
Câu bài chòi trở thành vũ khí  (31/03/2006)
Kết thúc đợt lưu diễn ở các huyện phía bắc tỉnh  (30/03/2006)
Quy Nhơn đã có dấu hiệu của một đô thị có thương hiệu  (30/03/2006)
Khoảng lặng trái tim của Phan Văn Thuần  (28/03/2006)