Trịnh Công Sơn với Quy Nhơn
Kỳ III: Lãng du cùng Tiếng hát dã tràng
14:56', 18/4/ 2006 (GMT+7)

Trường Sư phạm Quy Nhơn mới thành lập. Để giới thiệu và quảng bá rộng rãi về trường, Ban Giám đốc trường cho thành lập Ban văn nghệ và quyết định sẽ trình diễn một chương trình độc đáo chưa từng có ở Quy Nhơn. Trịnh Công Sơn được bầu làm trưởng ban chịu trách nhiệm tổng quát. Buổi trình diễn được dự trù vào ngày 7-7-1962.

Để phục vụ cho buổi trình diễn, Trịnh Công Sơn sáng tác trường ca “Tiếng hát dã tràng” (còn gọi là Dã tràng ca) làm tiết mục mở màn. Chẳng là ngày đó, bên cạnh triết lý Phật giáo mà ông vốn chịu ảnh hưởng từ nhỏ trong gia đình, Trịnh Công Sơn còn say sưa đọc Huyền thoại Sisyphe của Alberrt Camus (nhà văn hiện sinh Pháp). Qua câu chuyện về một người đẩy tảng đá lên núi rồi thả tay cho nó lăn trở lại, A. Camus muốn nói lên tính cách phi lý của cuộc đời. Và Trịnh Công Sơn đã thể hiện triết lý này qua hình ảnh dã tràng xe cát.

 

Trịnh Công Sơn chỉ huy dàn hợp xướng trình diễn “Tiếng hát dã tràng”.  Ảnh: N.Đ.X sưu tầm

 

Trường ca Tiếng hát dã tràng gồm 13 đoản khúc. Đi từ tiếng kêu thống thiết thân phận dã tràng (đoản khúc 1: Lời biển vọng), tác giả tự ví mình như một kiếp dã tràng lưu đày trong nỗi cô đơn Mình tôi đi, triền núi đến, tôi xe cát trong thân lưu đầy (đoản khúc 2: Tiếng hát của dã tràng, bể cát và thân phận đó). Đoản khúc 3 Bãi cát chiều và lời vỗ về của người khách lạ, là khi tác giả đã nhận thức ra quy luật của thân phận người và niềm đau vô vàn của thân phận (đoản khúc 4, 5). Đoản khúc 6, 7 Tuổi hai mươi vào đời và Niềm đau khoảng không diễn tả hoàn cảnh vào đời và cái vô nghĩa của cuộc đời và sự cố gượng dậy của con người trước giông tố cuộc đời, ý thức về sự hiện hữu (đoản khúc 8 Bốn mùa và tuổi đó). Đoản khúc 9 Chốn nương náu là sự khẳng định, rằng tình yêu mới chính là chốn nương náu trước bão tố cuộc đời. Nhưng tình yêu vẫn chưa đáp lại (đoản khúc 10 Lời buồn thánh, đoản khúc 11 Bốn mùa là niềm vô vọng). Nhưng con người vẫn không nguôi niềm tin để ngỏ ý (đoản khúc 12) cũng như khẳng định: chốn trú ẩn cuối cùng là tình yêu (đoản khúc 13).

Trường ca Tiếng hát dã tràng được một ban hợp xướng gồm gần 50 người khổ công tập luyện trong suốt ba tháng trời, dưới sự chỉ huy của chính Trịnh Công Sơn và biểu diễn thành công năm 1962. Năm 1973, nhạc sĩ Văn Bình (hiện ở Nha Trang), người từng học một lớp và cùng hoạt động âm nhạc tại Trường Sư phạm Quy Nhơn với Trịnh Công Sơn đã dàn dựng lại nhân lễ trao bằng tốt nghiệp của Viện Đại học Cộng đồng Duyên hải Nha Trang. Tuy nhiên, từ đó đến năm 2001, trường ca này bị thất lạc và đến năm 2002, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã sưu tầm lại được. 

Trường ca Tiếng hát dã tràng được đánh giá là đã thể hiện đầy đủ nhất phong cách Trịnh Công Sơn và là kho lưu trữ những ưu tư mà ta thường gặp trong nhiều ca khúc của Trịnh Công Sơn sau này.

Kỳ IV: Biển nhớ và những bóng hồng

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Giữ gìn tiếng nói, chữ viết Bana Kriêm Vĩnh Thạnh  (18/04/2006)
Lễ hội giỗ tổ nghề đúc và các bậc tiền hiền  (17/04/2006)
Những vòng khoen lá tre   (14/04/2006)
Đời phản   (14/04/2006)
Đời sống âm nhạc Bình Định: Vẫn còn trầm lặng  (13/04/2006)
Đồi 10 được xếp hạng di tích Quốc gia  (12/04/2006)
Đôi điều cảm nhận về một nhân cách nghệ sĩ  (11/04/2006)
Sân chơi cho những cây bút trẻ  (11/04/2006)
Trò chuyện với tác giả ca khúc Màu cờ sắc áo  (11/04/2006)
Xã Nhơn Hội: Ngư dân tổ chức Lễ hội cầu ngư  (11/04/2006)
Kỳ II: Sơn đại ca: biệt danh và một tình bạn  (11/04/2006)
Tiến hành khai quật khảo cổ học tại di tích Tháp Cánh Tiên  (07/04/2006)
"Biển nhớ" tên anh gọi về  (06/04/2006)
Trịnh Công Sơn với Quy Nhơn  (04/04/2006)
Thông báo cuộc thi ảnh "Khoảnh khắc cuộc sống"  (04/04/2006)