Có một “Thiếu lâm tự” của Bình Định xưa
14:4', 21/4/ 2006 (GMT+7)

Thiên Thai Tự là ngôi chùa xưa nhất của người Việt trên đất Bình Định. Chùa được xây dựng vào thời Champa, có lẽ cách đây đã 8 thế kỷ. Xưa, chùa tọa lạc trên đỉnh Hòn Vũng, tên chữ là Hội Sơn, cao gần 500m ở cuối xã Bình Tường (huyện Tây Sơn), phía tây sông Đá Hàng và thắng cảnh Hầm Hô thuộc tả ngạn sông Côn.

Phật phả ghi lại, sau khi nhà Trần lên ngôi, Nho giáo phát triển. Vai trò của trí thức Phật giáo nhạt dần. Các phe phái trong triều tranh giành ảnh hưởng ngầm tiêu diệt lẫn nhau. Trước tình thế ấy, Lý Quốc Hoài- một cao tăng họ Lý, có kiến thức trác việt, tinh thông võ nghệ, là trang tuấn kiệt đương thời, bèn cùng một số hiền hữu mở đường xuyên Trường Sơn đi về phía Nam. Trên đường rừng gian khổ, đoàn sư sãi thời ấy phải qua bao dốc núi cheo leo, đánh đuổi thú dữ, chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo, nhiều người phải vùi xác giữa rừng sâu. Bởi vậy, khi tới được vùng núi phía nam thành Đồ Bàn thì chỉ còn lại 8 người.

Nhờ các tín đồ Phật giáo người Chăm giúp đỡ, họ phát cây mở lối lên đỉnh Hòn Vũng lập chùa. Lại thấy khung cảnh nơi này: có hồ nước rộng, bốn mùa trong xanh, hoa nở ngát hương dọc các lối đi, như lạc vào động Thiên Thai, nên tên Thiên Thai Tự. Để chống sơn lam chướng khí, đạo tặc và thú dữ, các nhà sư thường xuyên tập côn quyền, rèn luyện khí công. Nhờ vậy khí công Thiên Thai Tự đạt đến mức kỳ diệu. Tương truyền các nhà sư có thể từ dưới sân nhảy nhẹ nhàng lên mái chùa, hay ngâm mình dưới vực sâu hàng giờ mà vẫn tỉnh táo.

Những năm trước ngày Tây Sơn Tam Kiệt dấy nghĩa, Thiên Thai Tự là nơi âm thầm rèn luyện võ nghệ cho biết bao anh hùng hảo hán trong vùng. Các tướng lĩnh Tây Sơn nổi tiếng như Võ Văn Dũng, Võ Đình Tú, Lê Văn Hưng và cả Phan Văn Lân đều từng là môn sinh của ngôi chùa này.

Các nhà sư Thiên Thai Tự giữ truyền thống tu hành chính đạo, luyện tập võ nghệ để cứu dân, giúp đời. Trong kháng chiến chống Mỹ, chùa bị máy bay địch bắn phá. Thiên Thai Tự đổ nát tan hoang. Hòa thượng trụ trì khi ấy dời chùa xuống chân núi Ông Đốc, liền kề với Hòn Vũng, đổi tên chùa thành Thiên Tôn Tự. Chùa này thuộc thôn Hòa Lạc, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn.

Và hình bóng Thiên Thai Tự nay chỉ còn mờ ảo trong sương khói trên đỉnh Hội Sơn cũng như trong tâm thức dân gian Bình Định.

  • Song Lộc
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bình Định - một vùng núi sông lung linh huyền thoại   (21/04/2006)
Ca sĩ hát quán café: Hạnh phúc khi được đồng cảm  (20/04/2006)
Kỳ III: Lãng du cùng Tiếng hát dã tràng   (18/04/2006)
Giữ gìn tiếng nói, chữ viết Bana Kriêm Vĩnh Thạnh  (18/04/2006)
Lễ hội giỗ tổ nghề đúc và các bậc tiền hiền  (17/04/2006)
Những vòng khoen lá tre   (14/04/2006)
Đời phản   (14/04/2006)
Đời sống âm nhạc Bình Định: Vẫn còn trầm lặng  (13/04/2006)
Đồi 10 được xếp hạng di tích Quốc gia  (12/04/2006)
Đôi điều cảm nhận về một nhân cách nghệ sĩ  (11/04/2006)
Sân chơi cho những cây bút trẻ  (11/04/2006)
Trò chuyện với tác giả ca khúc Màu cờ sắc áo  (11/04/2006)
Xã Nhơn Hội: Ngư dân tổ chức Lễ hội cầu ngư  (11/04/2006)
Kỳ II: Sơn đại ca: biệt danh và một tình bạn  (11/04/2006)
Tiến hành khai quật khảo cổ học tại di tích Tháp Cánh Tiên  (07/04/2006)