Khuyên tai ba mấu bằng gốm: hiện vật quý về văn hóa Sa Huỳnh
8:18', 5/5/ 2006 (GMT+7)

Trong các hiện vật của nền văn hóa Sa Huỳnh hiện trưng bày tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, có một hiện vật độc đáo. Đó là chiếc khuyên tai ba mấu làm bằng gốm.

Nền văn hóa Sa Huỳnh được biết đến từ năm 1909. Đến năm 1924, hàng trăm mộ chum được khai quật ở xóm Cồn, Long Thạnh, Bằng Châu, Sa Huỳnh... Năm 1936, văn hóa Sa Huỳnh lại được báo cáo trong Hội nghị văn hóa Đông Dương tổ chức tại Philippin. Sau đó, nền văn hóa này tiếp tục được giới thiệu thêm trong nhiều tư liệu, báo cáo. Nhưng riêng về đồ trang sức như khuyên tai ba mấu bằng gốm, chuỗi hạt cườm mã não thì chưa phát hiện và đề cập đến.

 

Khuyên tai 3 mấu của nền văn hóa Sa Huỳnh - trưng bày tại Bảo tàng Bình Định. Ảnh: Bùi Tĩnh

Ở tỉnh ta, năm 1978, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh phối hợp với Phân viện Khảo cổ học Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành đào thám sát các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh trên đất Bình Định như Truông Xe, Thuận Đạo, Chánh Trạch (Phù Mỹ), Hội Lộc (An Nhơn)... nhưng cũng chỉ phát hiện được công cụ sản xuất (rìu, bôn), đồ trang sức bằng đá (vòng đeo tay)... Từ năm 2001 đến năm 2003, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh tiếp tục phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tiến hành khai quật di chỉ Động Cườm (Tam Quan Nam - Hoài Nhơn). Tại đây, phát hiện nhiều hiện vật phong phú về chủng loại và loại hình. Trong đó, về đồ trang sức, người Sa Huỳnh đã sử dụng các màu trong thiên nhiên để pha chế, làm hạt cườm như chuỗi 700 hạt cườm bằng mã não đủ màu sắc. Còn khuyên tai ba mấu thì phát hiện 3 chiếc, trong đó, có 2 chiếc làm bằng đá dạng hình tròn và 1 chiếc làm bằng gốm. Tất cả các khuyên đều được khoét lỗ tròn ở 1/3 của khuyên và cắt một phần nhằm đeo vào tai thuận lợi. Khuyên tai có đường kính từ 2,3 đến 2,5cm, mỗi chiếc có hai phần: phần dưới mài, chuốt nhẵn, phần còn lại tạo gờ tròn. Riêng khuyên tai ba mấu bằng gốm thì đây là khuyên tai duy nhất được tìm thấy cho đến thời điểm này, trong các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh trên đất Bình Định cho đến nay. Đồng thời, từ trước đến nay, chưa có tài liệu nào đề cập đến dạng khuyên tai này.

Phát hiện chiếc khuyên tai ba mấu làm bằng gốm bổ sung thêm những hiểu biết về văn hóa Sa Huỳnh. Đây là một trong những hiện vật quý của Bảo tàng Tổng hợp tỉnh.         

  • Bùi Tĩnh
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Kỳ V: Quy Nhơn - ngày trở lại  (02/05/2006)
Festival Đống Đa - Tây Sơn 2007: Sẽ đậm chất Bình Định   (26/04/2006)
Bảo tàng Tổng hợp tỉnh: Đào khảo sát dấu tích Cảng thị Nước Mặn  (25/04/2006)
Kỳ IV: Thời kỳ Biển nhớ và những bóng hồng  (28/04/2006)
Nghe Hữu Thỉnh thương lượng với thơ  (24/04/2006)
Bút danh "thật" hơn tên thật  (24/04/2006)
Triển khai xây thêm một số hạng mục tại Bảo tàng Quang Trung   (21/04/2006)
Có một “Thiếu lâm tự” của Bình Định xưa   (21/04/2006)
Bình Định - một vùng núi sông lung linh huyền thoại   (21/04/2006)
Ca sĩ hát quán café: Hạnh phúc khi được đồng cảm  (20/04/2006)
Kỳ III: Lãng du cùng Tiếng hát dã tràng   (18/04/2006)
Giữ gìn tiếng nói, chữ viết Bana Kriêm Vĩnh Thạnh  (18/04/2006)
Lễ hội giỗ tổ nghề đúc và các bậc tiền hiền  (17/04/2006)
Những vòng khoen lá tre   (14/04/2006)
Đời phản   (14/04/2006)