Trong số các nhạc
sĩ Việt Nam, có thể nói,
Lưu Hữu Phước là người trung thành bậc nhất với việc sáng tác về những bản hành
khúc chính luận. Sinh thời, khi Bác Hồ còn sống và khi Bác mất, đã có nhiều bài
ca viết về Bác. Nhưng với riêng Lưu Hữu Phước (1921-1989), hai bài hát viết về
Bác: Ca ngợi Hồ Chủ Tịch và Tình Bác sáng mãi đời ta
là hai bài hát mang nhiều kỉ niệm.
Khi Nam Bộ kháng chiến, ông viết hành khúc Đoàn quân
ca, ca ngợi những du kích Nam Bộ dũng cảm. Nếu số phận gắn Lưu Hữu Phước
với cuộc kháng chiến Nam Bộ thì chắc chắn những giai điệu ông viết về Bác khác
với những gì chúng ta đã biết. Nhưng tháng 5-1946, ông được điều ra công tác ở
Hà Nội. Ở Hà Nội, trong kì họp thứ II của Quốc hội khoá I tháng 10-1946, lần đầu
tiên ông đã xúc động khi gặp Bác Hồ. Ông kể với bạn bè: “Khi Bác Hồ ôm anh Tạo,
tôi tưởng chừng như Bác đang ôm tôi, ôm cả ba má chú bác, bà con xa gần của tôi
và toàn dân Nam Bộ. Nước mắt của Bác rơi trên vai anh Tạo, tôi cảm thấy nóng hổi
như rơi trên vai tôi. Bỗng tôi chợt nhớ ra là chính nước mắt tôi đang chảy ròng
ròng trên vai tôi.”
Khi kháng chiến
toàn quốc bùng nổ, ở chiến khu Việt Bắc, ông được gặp Bác nhiều lần, và càng
thấy rằng, Bác là người Cha, là linh hồn của cuộc kháng chiến, là lãnh tụ vĩ đại
của dân tộc.
Tài năng của ông
có điều kiện phát triển qua thực tế đấu tranh cách mạng. Được may mắn gần gũi
Bác Hồ những ngày ở chiến khu, Lưu Hữu Phước đã dồn tình cảm thành kính và một
niềm tin mãnh liệt vào Bác, người Cha muôn vàn kính yêu của dân tộc qua bài
Lãnh tụ ca. Có thể nói chủ đề ngợi ca lãnh tụ được Lưu Hữu Phước
thể hiện rất sâu đậm và thành công. Ngợi ca Bác là ngợi ca dân tộc. Hình ảnh Bác
hiện trên nền cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay, chỉ lối và dẫn dắt dân tộc ta
đi tới bến bờ quang vinh trong khúc khải hoàn.
Bài hát Ca
ngợi Hồ Chủ Tịch ra đời vào năm 1947. Ngay khi ra đời, bài hát dược gọi
là Lãnh tụ ca. Âm điệu ngợi ca chậm rãi, trang nghiêm, thành kính
mà Lưu Hữu Phước soạn cùng Nguyễn Đình Thi đã khiến cho bài ca làm xúc động cả
dân tộc: Sao vàng phấp phới ánh hồng sáng tươi/ Toàn Việt Nam đón chào ngày
mới/ Hồ Chí Minh dắt toàn dân nước ta …
Nhạc
sĩ Lưu Hữu Phước sinh ngày 12 tháng 2 năm 1921, tại Cần Thơ, Hậu Giang và mất
năm 1989. Trước năm 1945, ông học ở Sài Gòn, với các bạn bè thân thiết phải kể
đến Huỳnh Văn Tiếng, Mai Văn Bộ... là đầu mối hội tụ những học sinh, sinh viên
yêu nước.
Nhạc
sĩ nguyên là giáo sư, viện trưởng Viện âm nhạc, Chủ tịch Hội đồng âm nhạc quốc
gia... Ông là một trong những nhạc sĩ đầu đàn của giới nhạc sĩ Việt Nam,
đại diện cho phái âm nhạc Nam Bộ trong thời điểm khởi đầu của nền tân nhạc. Sở
trường của ông là về hành khúc, Bạch Đằng Giang là ca khúc nổi tiếng
(1940) và tiếp theo là một loạt các hành khúc.Là linh hồn của Tổng hội sinh viên
trong phong trào ca hát “Thanh niên và lịch sử”, Lưu Hữu Phước viết nhiều ca
khúc trước đó như: Bạch Đằng giang, Hội nghị Diên Hồng, Lên đàng. Những
bài ca này đã được hát vang trong ngày Sài Gòn khởi nghĩa 23- 8-
1945.
Trong
hai cuộc cách mạng chống Pháp và chống Mỹ: Lên đàng, Tiếng gọi thanh niên,
Tuổi hai mươi, Giải phóng miền Nam, Tiến về Sài Gòn, Lãnh tụ ca, Tình Bác sáng
đời ta... đã trở thành những hành khúc và những chính ca suốt một thời của
các thế hệ thanh niên Việt Nam. |
Bây giờ, ngay cả
khi giai điệu nầy chỉ được ngân lên hằng ngày như tiếng chuông trên nóc nhà Bưu
điện Hà Nội trước khi điểm giờ, lòng ta không khỏi bồi hồi thương nhớ về Bác
.
Kháng chiến thành
công, những ngày đầu hoà bình ở Hà Nội, Lưu Hữu Phước vẫn tiếp tục những giai
điệu chính luận. Ngay khi chính quyền Sài Gòn lấy bài hát Tiếng gọi thanh
niên của ông làm quốc ca thì với biệt danh Huỳnh Minh Siêng, ông đã viết
bài Giải phóng miền Nam - bài ca chính thức của Mặt trận giải
phóng dân tộc miền Nam. Vận nước
đã đến rồi,bình minh chiếu khắp nơi/ Dựng xây non nước sáng tươi muôn
đời…Hiện tượng một người sáng tác được hai quốc ca như Lưu Hữu Phước đến nay
vẫn là duy nhất trên thế giới.
Năm 1965, sau khi
viết những bài hát thúc giục thanh niên như Sẵn sàng chiến đấu, Bài ca
thanh niên lên đường, Lưu Hữu Phước về Nam. Ông tiếp
tục viết Bài ca giải phóng quân, Tiến về Sài Gòn.
Bốn năm sau, khi
nghe tin Bác mất, ông đã đưa ra bài hát Tình Bác sáng đời ta tha
thiết và trữ tình đau đáu. Có thể nào không rưng rưng khi nghe ca sĩ Quốc Hương
thổn thức cất lên: Từ trong chiến hào hôm nào nghe tiếng Bác/ Hồn ta sáng rực
như nở hoa…
Nếu lần trước,
Lưu Hữu Phước soạn lời chung với Nguyễn Đình Thi, thì lần nầy cũng được soạn với
Diệp Minh Tuyền-đều là nhà thơ,nhạc sĩ. Đó cũng là duyên nợ, là tình cảm riêng
biệt của Lưu Hữu Phước dành cho Bác Hồ kính yêu.
|