Thứ bảy, ngày 10/5/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Bác Hồ vẽ tranh
17:11', 17/5/ 2006 (GMT+7)

Hình như không một lĩnh vực nghệ thuật nào lại không có sự quan tâm của Bác Hồ. Và đôi khi bản thân Bác cũng tham gia sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật ấy. Với hội hoạ cũng vậy. Người đã kết hợp nhuần nhuyễn tinh hoa của truyền thống hội hoạ dân tộc với tư tưởng tiên tiến thời đại, với nội dung đấu tranh cho con người bị áp bức của Việt Nam và thế giới trong tranh vẽ của Người.

Người đã vẽ tranh đăng trên tờ Le Paria (“Người cùng khổ”) xuất bản bằng tiếng Pháp, Ả Rập, Trung Quốc ở Pháp trong những năm từ 1922-1924 Người hoạt động cách mạng tại đây. Đây là thời kì Bác vẽ nhiều nhất, với đề tài phong phú nhất. Trong tập thơ “Ngục trung nhật kí” (1942-1943), bên cạnh những bài thơ là tranh minh hoạ. Còn tờ báo “Việt Nam độc lập” do Người sáng lập xuất bản tại chiến khu Việt Bắc năm 1941-1942 cũng do Bác viết bài, vẽ tranh, thiết kế mỹ thuật, làm tranh cổ động…

Bìa tập sách Đường Kách mệnh do chính Bác Hồ trình bày

Tác giả Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam vẽ tranh châm biếm, đả kích đầu tiên trên báo chí, đăng ở các số báo Le Paria từ 1922-1923. Trong khi đó, các tác giả Việt Nam khác phải đến năm 1931-1932 mới có tranh đả kích, châm biếm xuất hiện ở báo Phong Hoá, Ngày Nay như tranh “Một cuôc duyệt binh” của Trần Mai Ninh, tranh phê phán chế độ thực dân bắt người dân quê uống rượu của Trường Khanh…

Bức tranh “Mau lên! Ê” vẽ tên thực dân bụng phệ nằm phưỡng trên chiếc xe do người bản xứ rách rưới, gày gò kéo. Chiếc ba toong cầm tay, điếu thuốc lá phì phèo trên miệng tên thực dân, chiếc nón lá, bánh xe xộc xệch của người phu xe… là những chi tiết đắt giá được tác giả làm rõ trên nền tranh. Đó là sự tương phản trong đời sống xã hội thuộc địa giữa giai cấp thống trị (tên thực dân) và tầng lớp bị trị (người kéo xe bản xứ). Bức tranh này được đăng trên tờ Le Paria với bút danh Nguyễn Ái Quốc.

Với bút danh Kỳ Viễn kí dưới bức tranh “Toàn quyền Va ren và Phan Bội Châu” đăng trên báo Le Paria năm 1922, có vẽ 3 nhân vật, tượng trưng cho 3 lực lượng. Cụ Phan cổ đeo gông, chân bị xích, ngực đeo số tù, nhưng tư thế  hiên ngang trước tên thực dân. Toàn quyền Va ren, môt tay cầm can, tay kia cầm chiếc bài ngà kim thánh, ra sức  dụ dỗ cụ Phan, phía đằng sau là cảnh tên Viêt gian với khăn đóng áo dài, trên ngực đeo chiếc thẻ ngà, tay cầm quạt, đúng với dáng dấp của một tên tay sai.

Tranh của Nguyễn Ái Quốc thể hiện lòng khát khao tự do, độc lập cho các dân tộc bị áp bức, là tinh thần chống bạo lực, cường quyền, chống đế quốc thực dân và tay sai. Đặc biệt Bác còn vẽ tranh cổ động ở tờ “Việt Nam độc lập”. Bức tranh “Việt Nam độc lập thổi kèn loa” có phong cách dí dỏm, hấp dẫn. Bên cạnh có dòng thơ đề ở tranh:

Việt Nam độc lập thổi kèn loa

Kêu gọi dân ta trẻ lẫn già

Đoàn kết vững bền như khối sắt

Để cùng nhau cứu nước non ta

Vẽ tranh, đề thơ là phong cách của người Á đông. Dòng tranh dân gian Đông Hồ có nhiều bức ngụ ý mỉa mai, như bức “Đánh ghen”, đi kèm với những vần thơ sâu sắc. Tranh của Bác cũng nằm trong phong cách dân gian như thế nhưng thể hiện được nội dung hiện đại.

Điều đó còn thấy rõ khi Bác vẽ tranh liên hoàn minh hoạ cho tư tưởng đoàn kết là sức mạnh. Tranh 1 tả một người đang cố sức đẩy hòn đá nghìn cân, với câu thơ:

Hòn đá to, hòn đá nặng

Chỉ một người nhắc không đặng

Cảnh 2 có 2 người bê hòn đá vẫn không nổi. Và cảnh 3 có nhiều người đang vui vẻ bê hòn đá lên:

Hòn đá to, hòn đá nặng

Nhiều người nhắc, nhắc lên đặng

Bác Hồ đã phát huy năng khiếu hội hoạ, kết hợp được truyền thông hội hoạ dân tộc với nghệ thuật hội hoạ hiện đại châu Âu để phục vụ mục tiêu cách mạng. Tranh đả kích của Bác là tiếng nói đấu tranh tố cáo thực dân và phát xít.

Sinh thời, Người rất quan tâm đến hội hoạ nói riêng và đến các nghệ thuật khác nói chung. Bác nói với các văn nghệ sĩ cách mạng: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”

Trân trọng sáng tạo nghệ thuật trong nước, Hồ Chí Minh cũng đánh giá cao hội hoạ thế giới. Nhân kỉ niệm lần thứ 80 ngày sinh của danh hoạ Picasso (tháng 8-1961), Bác đã gởi điện mừng và khẳng định vị trí của Picaso:

“Đồng chí Picasso thuộc lớp người trẻ mãi không già, vì lớp người này có tình yêu nồng nhiệt với cái Tốt, cái Đẹp, Hoà Bình và Nhân loại. Tình yêu đó đã dẫn Picasso đến với chủ nghĩa cộng sản và giữ mãi tuổi xuân cho đồng chí…”

  • Trần Xuân Toàn
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Con gái của lão Tôn   (17/05/2006)
Kỳ I: Khởi nguồn từ những hội xuân   (16/05/2006)
Chúng ta có Bác Hồ   (15/05/2006)
Thu được 101 hiện vật các loại   (15/05/2006)
Nhà trẻ   (14/05/2006)
Đang dần trở thành thương hiệu mạnh   (12/05/2006)
Bình Định, Quy Nhơn sẽ là một điểm đến hấp dẫn   (13/05/2006)
Văn trẻ Bình Định: Đợi "gió của mùa sau" ?  (12/05/2006)
Phong Nhã - Người viết sử Đội bằng nhạc  (11/05/2006)
Lưu Hữu Phước và hai tác phẩm viết về Bác   (10/05/2006)
Kỳ cuối: Trịnh Công Sơn viết về Quy Nhơn   (09/05/2006)
“Sông Trà vẫn mãi chảy trong tôi”   (09/05/2006)
Vài ý kiến nhỏ về một giải thưởng lớn   (09/05/2006)
Câu chuyện 3 người   (07/05/2006)
Khuyên tai ba mấu bằng gốm: hiện vật quý về văn hóa Sa Huỳnh   (05/05/2006)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn