Đọc “Nhân vật Bình Định” của Lộc Xuyên Đặng Quý Địch
8:50', 19/1/ 2007 (GMT+7)

Sách “Nhân vật Bình Định”.

Đặng Quý Địch (bút hiệu Lộc Xuyên) từng được mệnh danh là “người chép sử” cho quê hương Bình Định. Mới đây, một trong những tác phẩm có giá trị nhất của ông, cuốn “Nhân vật Bình Định”, đã được Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc tái bản.

“Nhân vật Bình Định” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1971. Nhưng sau 36 năm, đến nay, xem ra tác phẩm này vẫn còn vẹn nguyên giá trị.

“Nhân vật Bình Định” dày hơn 300 trang in, gồm 50 tiểu truyện viết về các nhân vật đã sống và làm việc trên đất Bình Định từ đầu thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 20. Những nhân vật này, có thể là người Bình Định chính gốc, có người phát tích tài năng từ nơi khác rồi đến Bình Định lập nghiệp, hoặc có người đến Bình Định rồi phát tích. Nhưng tựu trung, họ đều nhờ đất Bình Định dưỡng nuôi thể phách, hun đúc tinh thần mà nên sự nghiệp. Để có được cuốn sách này, Đặng Quý Địch đã cất công tra cứu, sưu tầm nhiều thư tịch cổ ở những thần phả, ở những truyền thuyết dân gian, kế thừa công trình của các nhà nghiên cứu tiền bối... mà lựa chọn, sắp xếp tư liệu.

Trong “Nhân vật Bình Định”, cái ứng xử cương nhu vẹn toàn và cuối cùng vẫn là nhân nghĩa của người Bình Định đã được thể hiện trong từng trang viết. Cụ thể như viết về Ngô Tùng Châu, ta có thể thấy được lòng độ lượng, bao dung của các tướng Tây Sơn ngay với người đã chống đối quyết liệt với mình, khác với sự trả thù hẹp hòi của Gia Long. Đối với Lê Chất, xưa nay, sử sách nói nhiều về việc ông ta phản Tây Sơn đầu Nguyễn, song một chi tiết ít người để ý, đã được Đặng Quý Địch làm rõ hơn: “Lê Chất được lệnh truy kích. Theo lẽ, ông phải thúc quân đuổi mau mới mong bắt được vua tôi Tây Sơn, đằng này ông cho tiến quân chầm chậm… lại còn cho đánh trống ầm ĩ như muốn báo cho Cảnh Thịnh và đám tàn quân biết mà chạy cho xa… Thì ra, tính ông vốn trung hậu, hàng Nguyễn Vương vì thế bí không lối thoát, chứ trong lòng vẫn còn mến chủ cũ”…

Đọc “Nhân vật Bình Định”, người thời nay đắm mình vào “dòng chảy lịch sử”, thêm thấu hiểu tấm lòng của Đặng Quý Địch, một người đã tự vấn: Nhìn vào gương cổ nhân, ai là người sinh trưởng trên mảnh đất lịch sử này tất phải tự hỏi: “Ta phải làm gì để đền ơn người trước và khỏi hổ thẹn với người đến sau?”. Nói như Đặng Quý Địch: Biết hỏi tức là biết trả lời vậy.

  • Hoài Thu
In trangGửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
“Thượng đế” ngày càng có nhiều sự lựa chọn  (18/01/2007)
Không đổi mới tư duy nghệ thuật thì cầm bút mãi để làm gì?  (18/01/2007)
Hai vở diễn mới của sân khấu truyền thống  (16/01/2007)
BTV đoạt ba giải bạc  (15/01/2007)
Song kiếm đệ nhất miền Trung  (14/01/2007)
Ca sĩ Quang Dũng: Tôi rất thích nhìn vào mắt Jennifer  (12/01/2007)
Dựng đền thờ nữ tướng Bùi Thị Xuân  (12/01/2007)
Đây nguồn cảm hứng của thi ca  (12/01/2007)
Quang Dũng “chết” vì cặp mắt của Jennifer Phạm  (11/01/2007)
61 đơn vị tác phẩm tham dự Giải thưởng Đào Tấn - Xuân Diệu lần thứ III  (11/01/2007)
Một tòa thành cổ đang bị lãng quên  (09/01/2007)
Thông điệp từ những khoảnh khắc bình dị  (09/01/2007)
Phút dừng chân bên đường của Phạm Hoài An và Chung sức của Võ Chí Hà cùng đoạt giải Nhì  (08/01/2007)
Chung khảo cuộc thi sáng tác văn học dành cho thiếu nhi   (07/01/2007)
“Bác sĩ” của cổ vật   (05/01/2007)