Thư viện huyện, cơ sở: Còn nhiều cái khó
14:9', 30/1/ 2007 (GMT+7)

Một trong những khó khăn hiện nay của hệ thống thư viện huyện, cơ sở là thiếu nguồn sách. Hiện tại, tổng số vốn sách của 10 thư viện huyện chỉ là 67.758 bản sách (trong khi đó, Thư viện Khoa học Tổng hợp tỉnh hiện có 230.355 bản sách), và hầu hết đã cũ. Còn tổng số sách của mạng lưới thư viện, phòng đọc sách cơ sở hiện cũng chỉ có 42.874 bản sách và trung bình mỗi điểm có khoảng 6 tờ báo, tạp chí.

 

Tìm kiếm sách trên máy vi tính tại Thư viện KHTH tỉnh vẫn còn là niềm mơ ước đối với bạn đọc ở các thư viện huyện, cơ sở. Ảnh: Hoài Thu

 

Một khó khăn khác là mỗi thư viện huyện chỉ có duy nhất một cán bộ, mức lương thấp nhưng phải kiêm nhiệm nhiều việc. Một số thư viện, cán bộ chỉ mới hợp đồng có thời hạn, nên chưa thể yên tâm công tác. Ông Lê Văn Tình - Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện Hoài Nhơn, cho biết: “Thư viện Hoài Nhơn mở cửa phục vụ bạn đọc thường xuyên 6 ngày trong tuần… nhưng cán bộ thư viện chỉ có 1 người làm hợp đồng, lại phải vừa thực hiện nhiệm vụ của thư viện huyện, vừa quản lý, hướng dẫn các phòng đọc ở cơ sở”. Ở một số thư viện khác, nhất là thư viện các huyện miền núi, thì cơ sở vật chất nghèo nàn, xuống cấp, trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu. Bà Trần Thị Ngọc Luyện - phụ trách Thư viện huyện Vĩnh Thạnh, cho biết: “Thư viện Vĩnh Thạnh chưa có trụ sở riêng mà được bố trí một phòng khoảng 30m2 trong Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện, đã bị dột. Trang thiết bị không có gì ngoài vài giá sách. Không có chỗ để bạn đọc đến đọc sách báo tại chỗ, nên Thư viện bị hạn chế về nhiều mặt”. Còn với thư viện cơ sở, theo thống kê, toàn tỉnh có 89 thư viện, phòng đọc sách cơ sở, nhưng đã có đến 22 thư viện, phòng đọc sách cơ sở đang ngưng hoạt động vì không đủ điều kiện.

Nguyên nhân của tình hình trên, không gì ngoài vấn đề “đầu tiên” - tiền đâu? Kinh phí đầu tư hàng năm cho Thư viện huyện thấp, không đủ trang trải cho việc mua sách báo, vật tư thiết bị chuyên dùng, nhất là những tài liệu cần bổ sung như các loại sách tham khảo hay sách ứng dụng khoa học kỹ thuật. Thư viện cơ sở thì hầu như không có kinh phí để bổ sung sách, báo, nên chỉ trông vào nguồn sách tài trợ và luân chuyển.

Để khắc phục những khó khăn của thư viện huyện, cơ sở, ông Nguyễn Văn Thứ - Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện Tây Sơn, cho rằng: “Các cấp thẩm quyền cần xem xét và quy định cụ thể định mức kinh phí hoạt động dành cho công tác thư viện, nhất là kinh phí để bổ sung sách, báo, tạp chí… hằng năm và một số trang thiết bị cần thiết đối với thư viện xã”. Còn ông Võ Văn Nhiếng - Giám đốc Thư viện Khoa học Tổng hợp tỉnh, kiến nghị: “Đối với thư viện huyện, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh và UBND các huyện cần giải quyết cho mỗi thư viện huyện một biên chế chính thức. Ngoài ra, đối với thư viện đồng bằng cần có thêm một cán bộ hợp đồng. Có vậy, thư viện huyện mới đủ lực để vừa thực hiện tốt chức năng xử lý chuyên môn, phục vụ bạn đọc tại chỗ và vừa chỉ đạo tốt phong trào ở cơ sở”.

  • Hoài Thu
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Xây dựng bộ phim “Bình Định - Tiềm năng du lịch sinh thái biển”   (26/01/2007)
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đào Tiến Đạt đạt Giải đặc biệt xuất sắc nhất Châu Á  (25/01/2007)
Tháng Chạp mùa này rét lắm  (23/01/2007)
Lạc vào thế giới gốm Việt  (23/01/2007)
Ru con...  (21/01/2007)
Đọc “Nhân vật Bình Định” của Lộc Xuyên Đặng Quý Địch  (19/01/2007)
“Thượng đế” ngày càng có nhiều sự lựa chọn  (18/01/2007)
Không đổi mới tư duy nghệ thuật thì cầm bút mãi để làm gì?  (18/01/2007)
Hai vở diễn mới của sân khấu truyền thống  (16/01/2007)
BTV đoạt ba giải bạc  (15/01/2007)
Song kiếm đệ nhất miền Trung  (14/01/2007)
Ca sĩ Quang Dũng: Tôi rất thích nhìn vào mắt Jennifer  (12/01/2007)
Dựng đền thờ nữ tướng Bùi Thị Xuân  (12/01/2007)
Đây nguồn cảm hứng của thi ca  (12/01/2007)
Quang Dũng “chết” vì cặp mắt của Jennifer Phạm  (11/01/2007)