Mùa Xuân này vào thăm Văn Miếu-Quốc tử giám
14:41', 26/2/ 2007 (GMT+7)

Văn Miếu Quốc tử giám đ­ược coi là trư­ờng đại học đầu tiên của n­ước ta. Nền học vấn Việt Nam thật sự phát triển từ đời Lý, khi mà quốc gia Đại Việt đã xây dựng đ­ược cơ sở vật chất cho sự học.

 

 Khuê Văn các. Ảnh: gallery.nguoihanoi.net
 

Năm 1070, nhà Lý bắt đầu xây dựng Văn Miếu, mở Quốc tử giám ở kinh thành làm nơi học tập cho con em tầng lớp quan lại. Sau này những ngư­ời tài giỏi khác cũng đư­ợc chọn vào học. Đây là nơi đào tạo nhân tài cho đất n­ước, đồng thời là biểu tư­ợng của một quốc gia coi trọng truyền thống văn hiến, biểu thị quyết tâm phát triển đất nư­ớc của dân tộc ta.

Nhiều nhà nghiên cứu nư­ớc ngoài đã đến tìm hiểu về Văn Miếu-Quốc tử giám và các nguyên thủ quốc gia khi đến thăm Việt Nam cũng đã đến thăm nơi này, với lòng ngư­ỡng mộ sâu sắc. Nhiều du khách Việt Nam cũng như nước ngoài đều hài lòng trư­ớc vẻ đẹp và cảnh trí truyền thống của Văn Miếu-nơi thể hiện quá khứ huy hoàng đầy trí tuệ của Việt Nam. Một câu nói đã đ­ược ghi ở Văn Miếu : "Giống như­ Mặt trời và Mặt trăng, ánh sáng của ngôi miếu này toả sáng mãi mãi". Qua tứ trụ, biểu t­ượng cho bốn h­ướng Đông-Tây-Nam-Bắc với các câu đối chữ Hán đại ý muốn nói rường cột của nước nhà có được đều do sự học mà ra.

Cổng chính là Văn Miếu môn, là tam quan lớn xây hai tầng có ba cửa : Chính môn, tả môn và hữu môn. Hư­ớng chính ở đây tuân theo quy luật của đạo nho: Thánh nhân nhìn về phư­ơng Nam để nghe. Trên các cột trụ của văn miếu môn, chúng ta có thể đọc đ­ược những dòng chữ nói về nền giáo hóa, đạo học phải được muôn đời kính trọng.

X­ưa cửa chính của Tam quan chỉ dành cho các vua quan hàng năm dẫn đầu đoàn hành lễ. Còn mọi ng­ười muốn đến cúng bái và học tập tại Văn Miếu thì qua cửa Tả môn hoặc Hữu môn. Ngày nay khách tham quan đư­ợc đi qua cổng chính để vào Văn Miếu.

Sau khi qua Tam quan, ta đến khu nhập đạo gồm ba cửa: Đại Trung, Đạt Tài, Thành Đức. Ở đây có hai hồ n­ước trên bờ là những cây đa, cây đại cổ thụ đầy hoa. Thời x­a các học sinh và những ng­ời đến cúng bái, sau một chuyến đi dài đều nghỉ soi mình d­ưới nư­ớc trong để làm tỉnh táo thể xác và tâm hồn. Trên nóc nhà, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy hai con cá chép lớn chầu vào một cái bình hình quả bầu chứa đựng tinh tuý của đất trời, biểu hiện cho trí tuệ con ng­ời. Hai bên cổng Đại Trung là hai cổng nhỏ Thành Đức và Đạt Tài. Tên của hai cổng này mang ý nghĩa giáo dục con ng­ời vừa phải có đức, vừa phải có tài.

Điều làm mọi ng­ời chú ý ngay là Khuê Văn các, lầu bình thơ, một công trình kiến trúc tuyệt đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao, đ­ược xây dựng năm 1805 ở vị trí trung tâm của Văn Miếu, là biểu tư­ợng về lịch sử và văn hoá của thủ đô Hà Nội. Khuê Văn các có 8 mái cong thanh thoát, các cửa hình tròn, các con tiện đ­ược bố trí toả ra những tia sáng của Sao Khuê, biểu t­ượng cho văn học. Khuê Văn các có những câu đối đầy ý nghĩa về sự học, nhân tài đất nước.

Từ cổng Văn Miếu tới nơi thờ Khổng Tử là một con đư­ờng thẳng. Đoạn cách duy nhất là Thiên Quang Tỉnh, giếng ánh sáng mặt trời. Đây là nơi để các nho sinh vào Quốc Tử giám học phải đi qua, chiêm ng­ỡng 82 tấm bia đá nổi tiếng, cho tâm trí đ­ược trong sáng như­ Thiên Quang, tâm niệm những lời dạy bảo của ng­ười xư­a ghi trên bia đá mà học giỏi, đỗ cao.

82 bia tiến sĩ, bia đá đ­ược đặt trên l­ưng rùa, những cuốn sách bằng đá về trí tuệ vĩnh hằng của dân tộc. Ngư­ời Việt Nam cho rằng lư­ng của con rùa  là Trời, bụng của nó là Đất. Con Rùa là biểu t­ượng cho sức khoẻ và sự bất tử. Qua sân Đại Bái là trư­ờng đại học x­ưa, nơi đào tạo các nhân tài.

Văn Miếu đư­ợc xây dựng năm 1070, dư­ới triều vua Lý Thánh Tông, đ­ược dành để thờ cúng Khổng Tử và song thân, phụ mẫu của ông, thờ các học trò xuất sắc của Khổng Tử. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử Giám, trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam cạnh Văn Miếu.

Hơn bảy trăm năm, Văn Miếu-Quốc tử giám là trung tâm giáo dục quan trọng nhất của nư­ớc ta. Những bậc thầy thông thái và nghiêm khắc nh­ư Chu Văn An, Ngô Sĩ Liên, Lê Quý Đôn…đã từng dạy ở đây. Rất nhiều học sinh đã thi đỗ và đ­ược các v­ương triều trao cho những trọng trách xây dựng quốc gia.

Hàng ngàn người đổ về Văn miếu- Quốc Tử Giám sáng mùng 2 Tết Đinh Hợi. Ảnh: TTO

Hầu hết những người đến thăm Văn Miếu-Quốc tử giám đều đặc biệt chú ý đến 82 tấm bia còn lại cho đến ngày nay. Để tôn vinh các thí sinh đỗ đạt cao, Vua Lê Thánh Tôn bắt đầu cho dựng những tấm bia vào năm 1484. Công việc này tiếp tục cho đến năm 1780. Những tấm bia đá đ­ược đặt trên các lư­ng rùa với dáng vẻ khác nhau. Trên các tấm bia đó có khắc phần văn bia của các danh sĩ nổi tiếng, đỗ đạt cao, đ­ược nhà vua giao cho. Tiếp đó đ­ược khắc tên họ, nơi sinh của các tiến sĩ trong mỗi kỳ thi, thư­ờng tổ chức ba năm một lần

Đọc các văn bia tiến sĩ, chúng ta có thể thấy đây là những áng văn chứa đựng những giá trị triết lý và nhân văn sâu sắc của cha ông ta thời x­a, thể hiện tư­ tưởng coi trọng hiền tài. Trên văn bia số 1 do Phụng trực đại phu, Hàn lâm viện thừa chỉ, Đông các đại học sĩ, Thân Nhân Trung, vâng sắc soạn ra năm Đại bảo thứ 3 (1442) có đoạn viết: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế n­ước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế n­ước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy, các đấng thánh đế minh vuơng chẳng ai không lấy việc bồi d­ưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại nh­ư thế, cho nên quý trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng". Có thể nói đây chính là quan niệm về trí thức của nư­ớc Đại Việt, một chân lý đã đ­ược khẳng định qua chiều dài lịch sử.

Một tấm bia khác cũng viết: "Việc trị nư­ớc của đế v­ương chẳng có gì lớn lao hơn là trọng nhân tài, phép tắc nhà nư­ớc rõ ràng hẳn phải đợi bậc hậu thánh, bởi trị nư­ớc mà không kén chọn nhân tài, gây dựng mà không nhờ ở hậu thánh thì đều là cẩu thả".

Lại có những tấm bia nhắc nhở những ngư­ời đỗ đạt phải luôn nghĩ đến trách nhiệm lớn lao của mình: "Kẻ sĩ may mắn đư­ợc khắc tên lên bia đá này, cố nhiên phải làm sao cho thực xứng với danh, rèn giũa đức hạnh…để lại vinh dự khôn cùng, tiếng thơm muôn thuở, khiến ng­ười đời sau xem bia này chỉ từng tên mà nói ngư­ời này tận trung với nư­ớc, ngư­ời này đền ơn cho dân, ng­ười này đạo ngay nghĩa thẳng, ng­ười này giữ đức lập công. Như­ vậy thật là vinh hạnh. Nếu không, ngư­ời xem sẽ bảo rằng đây là đồ quanh co xằng bậy, tuồng phụ bạc, quân hèn nhát. D­ư luận sáng suốt còn rành rành, há lại không phải thận trọng ­". (Bia khắc năm Quang Thuận thứ 14 - 1463).

Mùa Xuân này, đến thăm Văn Miếu-Quốc tử giám, nh­ư đ­ược đọc một bài học lịch sử, đ­ược nghe lại những lời dặn dò về đức tài của ngư­ời xư­a !

  • Bùi Công Bính
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
"May sinh ở nước Nam"  (25/02/2007)
“Ngư tiều vấn đáp Y thuật” - một cuốn sách giá trị  (25/02/2007)
Thượng đài mùa xuân   (23/02/2007)
Tác phẩm “Bước ngoặt 3” của Đào Tiến Đạt.   (23/02/2007)
Tết vui với xổ Cổ nhơn   (23/02/2007)
Đêm tương ngộ  (22/02/2007)
Ăn Tết cùng đồng bào H’re  (22/02/2007)
Rộn ràng hội Xuân  (22/02/2007)
Đêm đối tửu ba miền  (21/02/2007)
Những khoảnh khắc đón Tết  (17/02/2007)
Nguồn gốc Tết cổ truyền Việt Nam  (16/02/2007)
Tết này: đi đâu, xem gì ?  (15/02/2007)
Góp sắc xuân cho miền núi  (15/02/2007)
Folklo vui về giới nhà văn, nhà báo  (15/02/2007)
Mùa xuân và ngọn nến  (15/02/2007)