Chủ Nhật, ngày 11/5/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Thương hoài nón trắng
15:54', 4/5/ 2007 (GMT+7)

* Ghi chép của Huỳnh Kim Bửu

Nón lá Gò Găng. Ảnh: Phạm Văn Chai

Quê tôi có nghề làm nón, còn gọi là nghề chằm nón, có cái chợ nón nổi tiếng đã đi vào câu ca dao: “Em về Đập Đá quê cha/ Gò Găng quê mẹ, Phú Đa quê chàng”.

Nghề nón là nghề của người phụ nữ cần mẫn, khéo tay. Người thợ nón kết nan nón vào khung nón sao cho tinh tươm nuột chỉ, tạo ra cái sườn nón cân đối, không lệch chỗ nào, rồi chằm từng lá kè một vào sườn nón sao cho kín mũi kim, thẳng đường chỉ. Có câu nói: “Người làm sao, nón bảnh bao làm vậy” câu phương ngữ này là để chỉ cái mối liên quan giữa cô thợ và chiếc nón cô làm ra. Trong hộ chằm nón, có sự phân công rõ ràng. Bà mẹ đã lệch đường đáy thắt lưng ong thì chằm nón trảng, nón trủm là loại nón thô; cô con gái xinh má lúm đồng tiền thì chằm chiếc nón  chóp, nón trắng thanh tao. Thợ làm nón ngựa là thợ kén tay nghề. Cả hai làng nón Kiều Đông, Kiều Huyên (huyện Phù Cát), chỉ được mấy hộ làm được loại nón vàng. Chiếc nón trắng làm xong, phết lên một lớp dầu trong thì nón sáng ngời, đội ra mưa, nước mưa trôi tuột. Nón trắng quê tôi sáng, nhẹ, thanh chẳng kém gì nón bài thơ Huế.

Tương truyền trước khi xuất quân ra Thuận Hóa rồi thần tốc ra giải phóng Thăng Long, người anh hùng Nguyễn Huệ đã cho kiểm tra kho quân trang thấy thiếu nón, bèn ra lệnh, truyền cho thợ nón trong vùng Phù Cát, An Nhơn phải khẩn trương làm nón đủ cho nghĩa quân đội. Chỉ trong vòng mấy ngày, người ta đã nộp cho quân Tây Sơn đến vạn chiếc nón ngù chỉ vàng, sơn đỏ mặt ngoài, chóp ôm sát đầu, vành hẹp. Hồi nhỏ, gặp chú lính thú về làng, “Ngang lưng thì thắt bao vàng/ Đầu đội nón dấu vai mang súng dài” (ca dao), là lũ trẻ con chúng tôi thấy lạ, chạy theo coi, dài như cái đuôi anh lính thú.

Một kiểu nón khác là nón ngựa. Nón ngựa nhuộm vàng, chóp nón tua tủa cái ngù chỉ đỏ như cái mào của chú gà trống thiến, mặt trong nón thêu hoa văn cổ: hình cuốn sách và cây bút lông, bướm vàng bướm trắng, câu chữ Hán “Vinh hoa phú quý” hoặc “Phước thọ khang an”… Nón cho đàn ông đội rộng vành hơn nón cho phụ nữ. Nón này vừa đắt tiền, vừa không chịu được nắng mưa, nên chỉ đội trong các dịp lễ, Tết. Những nàng “Da thơm là phấn môi hường là son” mà đội nón ngựa du xuân, thì chớ trách “em đi chàng theo sau” (thơ Nguyễn Nhược Pháp).

Nón ngựa chóp chụp bạc dành cho người quyền quý. Nón này là sản phẩm “hợp tác” của những người thợ nón quanh chợ Gò Găng và mấy hiệu thợ bạc ở các chợ Gò Chàm, Đập Đá, Phú Đa, Cảnh Hàng… Hồi còn nhỏ, tôi thích nghe chuyện tiên má kể. Rồi đêm, tôi thường nằm mơ thấy tiên. Và tôi đã thấy, một ông tiên bằng xương bằng thịt thật. Đó là một hôm, ông Cử Nhì bên làng Thái Thuận chân đi giày hạ, chống gậy trúc đến nhà tôi trong bộ áo rộng đen, đầu đội nón chụp bạc trên bộ râu tóc bạc phơ. Ông đến chơi với một ông thầy đồ là ông Nội tôi.

Chiếc nón thượng ở quê tôi không thấy. Nhưng hồi nhỏ, tôi có thấy hình trong sách “Quốc văn giáo khoa thư”. Cuốn sách dạy những bài học đầu tiên của đời tôi. Hình vẽ trong sách minh họa cho bài “Tháng sáu buôn nhãn bán trăm”, vẽ người phụ nữ mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ, đầu đội nón thượng, gánh nhãn đi bán chợ xa. Trông chị vừa đẹp vừa tảo tần.

Nón đội được trên đầu là nhờ có quai: “Chòng chành như nón không quai / Như thuyền không lái như ai không chồng” (Ca dao). Và cũng nhờ có quai mà các bà, các cô đội nón làm duyên: “Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ” (thơ Đông Hồ). Nón quai thao là nón của người hay e ấp chiếc nón của mình. Hình ảnh đôi cô thôn nữ mặc áo bà ba, đội nón qua cầu tre lắt lẻo bắc qua dòng sông trong xanh, phẳng lặng, là một hình ảnh đẹp trong tranh ta thường gặp ở nông thôn.

Từ chuyện cái nón đến chuyện cái mũ. Trong các làng quê xưa, ít thấy ai đội mũ. Tôi học sơ học trường làng, thầy trò chúng tôi đều mặc áo dài trắng, chân đi guốc mộc, đầu đội nón lá trắng. Rồi một hôm có ông Thanh tra Tiểu học đến trường. Ông mặc thứ quần áo mà sau này lũ học trò trường làng chúng tôi mới biết đó là Âu phục, đi giày da, đội mũ cối trắng. Thầy tôi khép nép trước ông, còn lũ chúng tôi thì lấm lét sợ ông và nhìn ông rất lạ lẫm vì cái vẻ bề ngoài ấy. Rồi một ngày kia, lên học trường huyện, tôi và lũ bạn học thường được trông thấy từng đoàn học sinh Trường Collège de Quynhon đổ về dạo chơi thành Bình Định vào mỗi cuối tuần. Họ mặc áo dài trắng, đầu đội mũ cối trắng, chân đi guốc mộc, trông trẻ trung, yêu đời lắm. Và hình như, chính họ đã xây đắp nên ước mơ học hành cho lũ chúng tôi.

Ở chốn triều đình, cái mũ cũng lắm chuyện. Cái mũ, cái áo phẩm phục là thứ tượng trưng cho quyền lực của người chức trọng quyền cao. Người quê tôi bảo, làm quan thì được “mũ cao áo dài” và tỏ ra khinh ghét những ông quan tư cách hèn kém, không thương dân: “Mũ cánh chuồn đội trên mái tóc nghiêng mình đứng chực của hầu môn” (Tài tử đa cùng phú - Cao Bá Quát). Ông Tiến sĩ Hồ Sĩ Tạo đang làm quan triều Nguyễn thì có cuộc nổi dậy kháng thuế cả miền Trung, hồi năm 1908. Thế là ông trả áo mão cho triều đình quay về Bình Định làm thủ lĩnh phong trào kháng thuế của dân trong tỉnh, lưu được tiếng thơm trong sử sách.

Ngày nay, đa số người ta đội mũ. Đàn ông thì đội mũ mềm, mũ cối, mũ lưỡi trai…; phụ nữ thì đủ các kiểu mũ thời trang hấp dẫn. Ngoài ra, còn có mũ đồng phục, mũ bảo hiểm, mũ bảo hộ lao động bắt buộc đội. Cái nón trắng hiền hòa bây giờ là của riêng của các chị em lao động dầm mưa dãi nắng ở các thành thị cũng như nông thôn. Họ đội nón, lấy khăn mặt làm quai, cột tam giác như lá cờ nheo, mặc hai áo bà ba và đeo khăn che mặt. Cái nón trắng bây giờ cũng không còn là của nữ sinh như ngày xưa, thi sĩ đã yêu: “Tựu trường san sát chân thon/ Lao xao nón mới màu sơn sáng ngời” (thơ Nguyễn Bính).

  • H.K.B
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Âm nhạc Bình Định đang chuyển mình?  (04/05/2007)
“Những chú ong bầu” Quy Nhơn hội ngộ phố hoa  (04/05/2007)
Đợt phim chào mừng bầu cử Quốc hội khóa XII  (04/05/2007)
Giỗ tổ nghề đúc truyền thống Bằng Châu  (03/05/2007)
Đã có những tín hiệu lạc quan  (03/05/2007)
Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc miền núi lần thứ IX  (03/05/2007)
Tôi luôn nhớ về Bình Định   (02/05/2007)
Tạp chí Văn nghệ Quân đội mở trại sáng tác văn học tại Quy Nhơn  (02/05/2007)
Trước những cơ hội và thách thức  (27/04/2007)
“Không thể chuộc lỗi”  (27/04/2007)
Tháng Tư hội ngộ  (27/04/2007)
Lễ hội Đền Hùng năm 2007  (26/04/2007)
Tuyên truyền, cổ động cho “Ngày hội non sông”  (26/04/2007)
Lên non cổ tích, lên đền Hùng Vương...  (26/04/2007)
Dù ai đi ngược về xuôi…  (25/04/2007)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn