Thứ bảy, ngày 10/5/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Nhớ Quang Vĩnh Khương - cây bút trẻ tài hoa
17:29', 11/5/ 2008 (GMT+7)

Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, trên thi đàn Bình Định, xuất hiện một loạt cây bút trẻ tài hoa đầy cá tính, báo hiệu một mùa gặt mới của thi ca. Trong số đó có Quang Vĩnh Khương, người ở xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước.

Quang Vĩnh Khương đến với thi ca mạnh mẽ, táo bạo như ngọn sóng ngang tàn, như luồng gió trái mùa, độc đáo, như một tia sáng lướt qua bầu trời rực rỡ, chói lòa và vụt tắt đằng chân trời xa thẳm, vĩnh viễn đi vào cõi hư vô giữa Tết đoan ngọ 2001. Năm anh tròn 36 tuổi, cái tuổi của càn khôn vô định.

Sau tết Tân tị  2001, tôi bất ngờ gặp Quang Vĩnh Khương trên đường 19, tại thị xã An Khê giữa buổi trưa tháng tư nắng nóng. Khương khoe với tôi xây nhà gần xong và vợ Khương vừa mới sinh cháu gái. Tôi nói người lái xe quay đầu lại, theo sau chiếc xe Honda của Khương. Vợ Khương nhỏ nhắn giáo viên văn trường THPT An Khê. Đứa con gái chưa đầy hai tháng tuổi đang nằm nôi. Tôi mừng cho Khương sau mười năm bương chải, cuối cùng rồi cũng có cái tổ ấm gia đình. Thế là đã có một túp lều để trú, đã có một bếp lửa để sưởi, không còn là "chiếc xe ngựa cà tàng ngày nào cực nhọc lao trong đêm chở gió và cỏ và cỗ quan tài chưa bỏ xác".

Chưa đầy một tháng sau, từ thành phố Quy Nhơn, tôi được tin Quang Vĩnh Khương đã đột ngột ra đi trong giấc ngủ trưa ngày 5-5 âm lịch năm Tân Tị, 2001. Thế là "cỗ quan tài đã có xác". Tôi bàng hoàng tiếc thương cho người trai Tuy Phước, một ngòi bút thơ tài hoa, đa tình và mạnh mẽ. Đây là định mệnh ư? Tôi thường bắt gặp chữ định mệnh trong nhiều bài thơ của anh. Trong bài "Đối khúc mùa thu", ngay trong trang đầu cũng có hai chữ định mệnh, (ngôi sao định mệnh, định mệnh đời tôi). Nó vang lên như  một điệp khúc. Khương đã đến và đi như chiếc xe ngựa cà tàng kia lao vào đêm vun vút, không phanh. Tim tôi đau nhói.

Trong tay tôi chỉ có tập thơ "Tạ ơn nỗi buồn" nxb Trẻ ấn hành 1991 và "Hai mảnh yêu thương" in chung với Mai Thìn. Từng đó cũng đủ cho tôi kính trọng và yêu thương Quang Vĩnh Khương. Tuổi còn ít, song Khương sớm bương chải, lãng du khắp hai  miền đất nước, làm đủ thứ nghề để kiếm sống, rồi viết kịch, làm thơ, viết truyện phim, quay phim, làm báo. Cuộc đời ghồ ghề và bụi bặm, trí tuệ và hào hoa, đam mê tình yêu và nghệ thuật...  Tất cả đã làm cho Quang Vĩnh Khương già trước tuổi. Chàng đẹp trai hào hoa và phong nhã trong bộ complê màu trắng như một MC thực thụ trước đám đông yêu nghệ thuật. Có thể nói thơ Khương không có bài dở. Nó thể hiện một tâm hồn giàu có, một sức sống dồi dào, một bút lực mạnh mẽ, yêu hết mình, làm việc hết mình và cũng sống hết mình. Nói thế, không có nghĩa Khương không có khuyết nhược điểm. Những điều Khương vấp phải, đó là nỗi đau của một thời bao cấp nghèo khổ và túng thiếu. Hãy nhìn Khương như một thi sĩ trẻ tài hoa đã mang lại cho thi ca sức sống mới ào ạt và sung mãn, bản lĩnh và khoan dung, cuồng say và đau khổ. Khương đã làm mới những đề tài quen thuộc, làm mới thể thơ lục bát…bởi sự hàm súc trong từ lượng, bởi lôgíc nội tại và tiết tấu của tứ thơ, trước hết là ngôn từ. Những bài thơ văn xuôi của Khương cũng tinh tế, sâu sắc chân thật trong tình cảm, chân thật trong chiếu chăn. Nó làm cho người đọc ngạc nhiên, buộc phải suy ngẫm, đánh giá những hiện tượng quanh ta được nhà thơ khái quát và phản ảnh. Không ít nhà thơ lúc đó muốn đánh giá hiện thực nhiều khi phải sử dụng thể phú, thể thơ tự sự (e'pique) còn với Khương, trữ tình (lirique) cũng phản ảnh được hiện thực một cách sinh đông, sâu sắc đến đau đớn, và Khương còn sử dụng thể loại thơ drammatique.

Thôi em! Lãng mạn thời thực dụng

Vầng trăng nào hơn tấm bánh

Dệ cỏ non đo thước tính thành tiền

Người ta dõi  nhìn ra biển là mong một chuyến hàng về

 

Chai lì đam mê

Chết dần kỉ niệm

Những cơ tim mòn rão chuyện biệt ly

Thôi em! Đời mà…

Ta nhập cuộc.

Thơ Quang Vĩnh Khương như cuộc đối thoại trong kịch, như Aria trong ope'ra với những từ ngữ sắc nhọn đầy cảm xúc trong nỗi đau nhân thế.

Có khi nào

Em tìm lại gương mặt mình tuổi hai mươi

Hái huệ trắng đầu thung thơm ngát

Có khi nào

Em tìm lại gương mặt mình nhoà nước mắt

Đêm đầu tiên hóa kiếp đàn bà

Khương đến với thi đàn giữa cơn đại hồng thủy về thơ ào ạt tràn qua đất nước trong những năm giao thời của cơ chế bao cấp và đổi mới. Các nhà nghiên cứu phê bình chân chính bị đẩy dạt lên bờ, mặc cho cuộc đại hồng thuỷ hoành hành. Khen chê không còn tuân thủ theo một tiêu chí mỹ học nào. Những quan hệ thẩm mỹ, cái đẹp của cuộc đời và nghệ thuật bị đánh rơi. Cuộc khủng hoảng đạo đức, thị hiếu thẩm mỹ đã phá tan những giá trị thẩm mỹ được xây dựng bao nhiêu năm có ý thức và công phu. Quang Vĩnh Khương cũng bị nhấn chìm trong cơn đại hồng thủy đó.

Đọc lại Quang Vĩnh Khương, tôi muốn người đọc tiếp xúc những bài thơ của anh để có cơ sở nhìn nhận công bằng một nhà thơ trẻ tài hoa và độc đáo đương thời bị lãng quên trong cuộc mưu sinh.

Đêm xưa có một gã khờ

Uống trăng rồi khóc trang thơ đời mình

Uống trăng rồi khóc cuộc tình

Uống tình rồi khóc một mình dưới trăng.

(Trương Chi)

Bài lục bát chỉ có bốn câu mà nói được cả cuộc đời của một nghệ sĩ tài hoa và đau khổ. Nghệ thuật ở đây là cách làm xiếc ngôn từ, luyến láy như một khúc dân ca, như ngón đàn bầu của một nghệ sĩ dân gian tài hoa điệu nghệ làm người nghe bâng khuâng man mác.

Trong bài " Lục bát gửi người xưa" (Tạ ơn nỗi buồn), những câu thơ ở đây rất gần với ca dao về mặt vần điệu cũng như hình ảnh.

Anh về lối cũ vườn xưa

Tìm em chỉ thấy gió lùa qua song

Nhà xiêu bóng đổ chờ mong

Thềm hoang giếng lạnh buốt lòng lá bay.

 

Ngọn đèn là ngoại lắt lay

Cơn mưa là mẹ rơi đầy trong anh

Em là hương khói mong manh

Câu thơ buổi ấy giờ thành nỗi đau.

Phần lớn các bài thơ trong "Tạ ơn nỗi buồn" và "Hai mảnh yêu thương", Quang Vĩnh Khương đau khổ, dằn vặt, tự nhận thức về những cuộc tình vừa qua nhiều lúc trần trụi, bụi bặm, song sâu sắc và chân thực. Đó là những mối tình thoảng qua, ngắn ngủi, nhưng rất ấn tượng, đam mê và quyết liệt. Khó có ai nghĩ rằng tác giả của những bài thơ ấy là một chàng thanh niên trong độ tuổi 20. Ấy là những bài thơ tình hay và bậc nhất lúc bấy giờ. Nó độc đáo, nó khác hẳn những bài thơ tình không có tình lúc bấy giờ. Người đọc bắt đầu chú ý và hy vọng sự thăng hoa của tác giả. Trong bài "Quà tặng", Quang Vĩnh Khương tỏ ra rất già dặn khi viết thơ văn xuôi:

Lắng dưới mi mắt  em nỗi u hoài thời con gái. Có thật đó là định mệnh hay bất hạnh của đời mình, em gặp tôi? Có thể em sẽ tan ra như tuyết sương, như nước mắt. Cánh hoa hồng này tôi lặng lẽ ép lên tim.

Ôi tháng giêng xanh tóc ngắn! Như một bài thơ hay em bước vào cánh cửa cuộc đời tôi êm đềm và dịu nhẹ. Tôi tập lang thang qua góc phố con đường, qua kỉ niệm theo dấu chân em trên cát và sỏi. Mùa xuân âm vang một nụ hôn thầm.

Rõ ràng tình thơ và ý thơ đều chân thật, gợi cho ta sự đam mê nhưng mỏng manh và dễ vỡ. Tình yêu được phản ảnh trong thơ Khương nhiều góc cạnh, nhiều chiều hướng làm cho hình thức thơ luôn uyển chuyển thay đổi. Hiện thực đối tượng miêu tả không thể gói gọn trong một hình thức cũ. Nó bức phá và tạo ra những yếu tố là mới hình thức cũ, giống như khái niệm triết học, hay thuật ngữ của văn học, nó phải tràn ra, lan tỏa, không còn bó rọ trong ngữ nghĩa, có cơ hội là thoát ra tạo nên những cung bậc trầm lắng của âm thanh.

Mười năm tôi đi

Trong hành trang hỗn loạn

Có gương mặt em mười bảy

Nụ hôn đầu tiên rụt rè

 

Mười năm em sang sông

Hoa xoan rụng ơ thờ

Mười năm tôi trở lại

Cát vẫn xanh tuổi học trò

 

Chỉ em riêng bây giờ viền mắt tím

(Mười năm)

Nếu trong "Hai mảnh yêu thương", Quang Vĩnh Khương nói về những cuộc tình của mình, thì trong "Tạ ơn nỗi buồn" (nxb Trẻ- TP. Hồ Chí Minh), Quang Vĩnh Khương cảm xúc với nhiều nỗi khổ đau của người thân, của bạn bè, của một em bé…

Cô mồ côi dạy lớp mồ côi

Mất cha mẹ cô là cha mẹ

Mất hạnh phúc các em là hạnh phúc

Cuộc đời này không ai mồ côi!

(Cuộc đời này)

Hay

1976

Có thằng bé mười một tuổi

Là tôi

Lang thang tìm cha

Hoa cúc dại trong mưa vàng buồn bã

Tôi dìu em tôi qua cơn đói

Pleiku lưng tròng nước mắt

(Ký ức Pleiku)

Thơ Quang Vĩnh Khương còn nói đến những người chị, người em, người đàn bà đau khổ sau chiến tranh.

Chị giấu đi mộng mơ thời thiếu nữ

Làm thân cò lặn lội ven sông

Gòng vai gánh chồng con và cái khổ

… nỗi nhớ quê nhớ chị nao lòng

Trang thơ viết nữa chừng nghẹn lại

Cách chân trời chị có nhớ em không?

(Chị Hai)

Và sâu sắc nhất, tha thiết nhất, cảm động nhất vẫn là những mối tình của tác giả.  Có thể nói Quang Vĩnh Khương là một nhà thơ của Tình Yêu. Và những tiêu đề của thơ Khương cũng rất ấn tượng và hiện đại như Tự Khúc, Dạ Khúc, Ca Khúc, Vũ Khúc. Và đến "Đối Khúc mùa thu", người đọc thấy ở Quang Vĩnh Khương, một thi sĩ tài hoa, dày dạn ở cuộc đời mà cũng dày dạn và chính chắn trong thơ. Đến đây tác giả không thể hờ hững với hiện thực, chỉ đắm mình trong tình yêu, mà tứ thơ đã tràn ra ngoài cuộc sống, lấp lánh cuộc sống xô bồ của thời mở cửa. Đối khúc mùa thu là một bài thơ hay làm người đọc ngạc nhiên, lạ lẫm về sự đảo ngược của thuần phong mỹ tục, đạo đức. Sự nhìn nhận khốc liệt đầy hài hước sâu cay và khách quan đến mức làm ta chảy trào nước mắt "Tôi là chiếc xe ngựa cà tàng cực nhọc lao trong đêm chở gió và cỏ và cỗ quan tài chưa bỏ xác". Câu thơ dài 23 chữ song rất hình ảnh. Đọc lên ta thấy xốn xang và cay xè sống mũi.

Hiện thực còn cay đắng hơn, thực dụng hơn, mọi giá trị đạo đức bị đảo lộn. Ở đây thơ Khương hài hước đến ứa nước mắt trước niềm tin bị lung lay. Kẻ cơ hội đục nước béo cò. Còn tác giả vừa giận dỗi, vừa hờn lẩy, nhưng không nỡ bỏ qua. Gắt gỏng và nhẹ nhàng đến móc ruột người ta, nhưng rất nhân đạo và dễ thương biết chừng nào. Trong bài thơ lục bát không đề

Bước đi ngoài gió trong sương

Mơ mơ tỉnh tỉnh suốt đường nhân sinh

Trên vai là cái gánh tình

Trong tim là  nỗi một mình bơ vơ

Em đừng vò chín khúc tơ

Mà lan huệ rũ bên bờ thời gian

Em đừng buông thả tiếng đàn

Mà nhàu nét mặt cũ càng gương trong

Em đừng khua sóng trong lòng

Mà tan nát những chờ mong thuở nào

Quang Vĩnh Khương đến với thi ca như một tia chớp và ra đi cũng như một tia chớp. Tôi muốn dùng mấy câu thơ này như một nén hương lòng gửi cho thi sĩ trẻ Quang Vĩnh Khương, gửi cho người  em, của bầu rượu và túi thơ, người của xứ Phước Lộc.

Yêu đến khốn nạn đời mình

Mà đâu biết con tàu số phận

Sẽ dừng chân nơi ga xép tan hợp nào.

Tháng 5 – 2008

  • Thu Hoài
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Việt Nam đã sẵn sàng cho Hoa hậu Hoàn vũ 2008  (11/05/2008)
Đất tuồng và những nghệ sĩ chân đất  (10/05/2008)
Quyết tâm “về đích” đúng thời gian  (10/05/2008)
Sẽ tạo nguồn thu từ di tích để “nuôi” di tích  (08/05/2008)
Hàn Mặc Tử - đau đáu một hồn thơ  (06/05/2008)
"Cuộc chiến" truyền hình thời Vinasat  (06/05/2008)
Hiệu quả từ một chương trình  (06/05/2008)
Cổ tích nắng  (06/05/2008)
Điểm danh các ứng viên Hoa hậu Hoàn vũ 2008  (05/05/2008)
Thi hoa hậu thời trang Việt Nam 2008  (04/05/2008)
DỰNG ĐỀN THỜ TRÊN QUÊ HƯƠNG NỮ TƯỚNG   (02/05/2008)
Làm phim quảng bá du lịch Bình Định   (02/05/2008)
Chuẩn bị khởi công xây dựng Công viên Tháp Đôi   (02/05/2008)
Phát hiện một hố chôn vũ khí thời Tây Sơn   (02/05/2008)
Dựng hộp đèn tuyên truyền Festival Tây Sơn - Bình Định 2008  (01/05/2008)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn