Văn hóa các dân tộc thiểu số đang phôi pha?
9:36', 10/1/ 2010 (GMT+7)

Một trong những định hướng công tác dân tộc đến năm 2020 là bảo tồn, phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Để làm được điều này, nhất thiết phải có sự tham gia của thế hệ trẻ, vì họ chính là người tiếp nhận, kế thừa kho tàng văn hóa từ thế hệ đi trước và truyền lưu. Thực tế cho thấy, dù sống trong một thôn, một bản, tiếp xúc hàng ngày với các già làng, nghệ nhân, nhưng những người trẻ ít lưu tâm tìm hiểu văn hóa của dân tộc mình. Lâu nay, họ bị “trách móc” khá nhiều về việc này. Thế nhưng, nếu cân nhắc kỹ, sẽ thấy nguyên nhân không hoàn toàn do họ, mà còn bởi nhiều tác động.

 

Để bảo tồn, phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số nhất thiết phải có sự tham gia của thế hệ trẻ, vì chính họ là người tiếp nhận, kế thừa kho tàng văn hóa từ thế hệ đi trước và truyền lưu.
 

Trừ cồng chiêng - loại nhạc cụ linh thiêng và phổ biến rộng rãi trong các dịp lễ hội- các loại đàn khác như Goong, P’răng, Pơlơnkhơn, P’rok, Tơ lía… khá khó học, đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều. Không có tài liệu ghi chép, hướng dẫn, không có ca từ, văn bản… việc học hoàn toàn theo cách truyền khẩu, nên phải thực sự yêu thích và có nhiều thời gian theo đuổi mới học được. Nhưng hiện nay, phần lớn những người trẻ đều bận bịu với việc mưu sinh. Rảnh rang chút ít, họ tìm đến những thú vui giải trí hiện đại để thư giãn. Các loại băng đĩa phát nhạc hiện đại, tiết tấu sôi động ở khắp nơi, trong quán cà phê và cả ở nhà, những làn điệu truyền thống bị “cạnh tranh” gay gắt và kém thế cũng là điều dễ hiểu. Và cũng thật khó trách những người trẻ tuổi. Ở đồng bằng, điều kiện thuận lợi hơn nhiều bề mà còn bị lạt phai văn hóa truyền thống, huống chi ở miền xa.

Ngoài ra, để tham gia các kỳ hội diễn, liên hoan, một số địa phương dàn dựng những tiết mục văn hóa dân gian. Nhưng đáng tiếc, không phải tất cả đều được giữ nguyên gốc, mà đôi khi được biên đạo hóa, cải biên hóa cho phù hợp với sân khấu, kể cả trang phục. Điều này vô hình chung đã làm lai căng với bản gốc. Lớp trẻ khi tiếp xúc không có kiến thức để nhận biết, thậm chí thích cách thể hiện mới đa dạng, phong phú hơn. Bản sắc văn hóa, vì thế, ngày càng bị tam sao thất bản.

Ở huyện An Lão, những năm 90 của thế kỷ trước, lễ hội văn hóa miền núi được tổ chức hàng năm luân phiên ở các xã, thị trấn. Hết nơi này đến nơi khác, tiếng cồng chiêng luôn ngân vang ở các bản làng. Sau đó, 2 năm huyện tổ chức một lần và cách đây ít lâu, huyện quyết định 4 năm mới làm một lần. Các cán bộ văn hóa của huyện này đang ở thế “tiến thoái lưỡng nan”, vì cứ 2 năm tỉnh tổ chức ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số toàn tỉnh một lần, nhưng huyện lại nới ra tới 4 năm, nên việc tìm và đào tạo, huấn luyện đội ngũ tham gia sẽ khó khăn bội phần.

Tuyên truyền và giáo dục những người trẻ ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình trong bối cảnh, điều kiện như hiện nay, vì thế là rất khó.

  • Ngọc Tú 
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nhớ tiếng hát ru, nhớ giọng hát hò   (10/01/2010)
Trò chuyện với “vua mai”   (10/01/2010)
Ít thay đổi, thiếu sinh động  (09/01/2010)
Khai mạc Hội diễn sân khấu Tuồng-Dân ca kịch toàn quốc  (08/01/2010)
Kho vũ khí cổ dưới lòng hồ Ngọc Khánh  (08/01/2010)
Những bước tiến dài  (08/01/2010)
Nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng đoạt giải A Cuộc thi thơ Văn nghệ Quân đội  (08/01/2010)
Bí ẩn pho tượng lạ về Đức Thánh Trần  (07/01/2010)
Nói rõ hơn về một chuyện cũ  (07/01/2010)
“Danh hiệu này như điểm 10 trên lớp”  (07/01/2010)
Đưa tuồng cổ phục vụ du khách từ Tết Canh Dần  (06/01/2010)
Công diễn báo cáo vở “Hồn Việt”  (06/01/2010)
Nhạc sĩ thiên tài Tchaicovsky: Những bí ẩn tình trường đằng sau một nghi án  (05/01/2010)
Hương Giang được bầu chọn là người phụ nữ gợi cảm nhất thế giới 2009  (05/01/2010)
Nỗ lực gắn di tích với du lịch  (05/01/2010)