Thứ ba, ngày 17/12/2024

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Khi mùa xuân bắt đầu
11:1', 17/1/ 2010 (GMT+7)

* Truyện ngắn của Võ Thị Hà

Thị về đến nhà lúc mười giờ bốn lăm phút. Chiếc 82 màu ốc bươu nhảy choi choi qua mấy mươi cái ổ gà và đống cát đá của bọn đầu cơ vặt vãnh. Ngõ sâu, lặng như tờ, tưởng nghe cả tiếng thở đều của những người lao động sau một ngày mệt mỏi ngoài trời gió bụi.

Thằng con ngủ vùi bên đống đồ chơi, cái sứt đầu, cái toác bụng. Thằng chồng thì ngồi rít thuốc bên cái cửa sổ vuông như bốn bàn tay xếp lại. Quẳng túi xách vào góc giường, thị vào nhà tắm, lặng lẽ xối nước. Nước lạnh làm thị rùng mình, làm thị tưởng lại những phân đoạn mình vừa trải qua, như một trò đùa của số phận vậy.

Vốn thị bán hàng nước ở cổng sau cái trường đại học nghe tên thì kêu mà bé tí tẹo như lỗ cống chui qua. Đùng một cái, dịch cúm đốn ngã dăm sinh viên èo uột. Cái quán hàng di động của thị cũng theo đó mà chỏng chơ, ế ẩm. Nhiều đêm ngồi nhìn dòng xe qua lại, thị lặng lẽ đọc từng biển số, thầm tưởng tượng ra bộ mặt sáng láng chủ nhân của những biển số long lanh. Lại thầm ước ao giá mình có cái xe đàng hoàng mà chạy, cuộc đời mình rồi sẽ đổi khác, sẽ không phải còn đắn đo khi mua một chiếc áo giảm giá cho chồng hay vài cuốn tập mới cho con. Thị sẽ có một quầy hàng nho nhỏ, dù chỉ là bán hàng tạp hóa. Thời gian rảnh, thị sẽ đan áo len cho chồng cho con. Chao! Cái ngón nghề của bà ngoại và mẹ, đến thị thì đã thất truyền. Những ngày đông tháng giá những ngày thị còn nhỏ, vẫn thường cuộn tròn trong lòng mẹ nghịch những cuộn len tròn. Thứ lân tinh phát sáng khi thị thử một chiếc áo vừa mới rút que đan, giờ chỉ còn là những mảnh vụn ký ức chắp nối. Từ khi gia đình lâm vào cảnh sa sút, thị lớn lên, học hành dở dang, một dạo theo mấy bà cùng khu phố gánh gồng buôn lẻ trên mạn ngược, sau lấy chồng rồi thì ngồi bán hàng nước. Mỏng mày hay hạt, nhiều người ngấp nghé muốn hỏi thị làm vợ, trong số ấy không ít người có nghề nghiệp đàng hoàng. Ấy thế mà thị lại lấy Hướng, mồ côi cha mẹ từ nhỏ lại làm cái nghề chẳng giống ai, nghề xé vé trên xe buýt. Được cái, mẹ thị cũng hiền lành, đôn hậu, mặc cho người ta nói ra nói vào, bà kiên tâm vun vén cho vợ chồng thị. Thế là thành ra một gia đình nhỏ. Sau khi sinh cho chồng thằng cu, thị càng chăm chút cho cái hàng trà đá đơn sơ của mình. Mỗi ngày ki cóp một ít, cộng với tiền lương hàng tháng của chồng cũng tạm đủ cho cái tổ ấm của thị. Ấy thế mà thị gặp hai cái hạn cùng một lúc. Đầu tiên là quán hàng ế ẩm, sau nữa là chồng thị qua đường xớ rớ thế nào lại bị xe đâm. Cái chân gãy bị bó bột đã đành, thằng đâm xe cũng chạy biến. Cái công việc di chuyển liên tục của Hướng do vậy cũng dễ mà mất như chơi. Phải mất gần ký mực khô với một cái phong bì lót tay cho đám quản lý công ty xe buýt, thị mới được đứng xé vé thay chồng trong một tháng. Hai vợ chồng tạm thời đổi vị trí công việc cho nhau. Chồng coi sóc quán hàng thưa thớt khách, vợ mặc bộ đồng phục size M vừa được phát đứng xé vé xe buýt.

***

Tiếng là có buôn có bán nhưng sắc vóc, tâm tính thị từ nhỏ đã mềm mỏng, yếu ớt. Thế nên, mới ngày đầu tiên nghe đi nghe lại đến hàng trăm lần cái điệp khúc ngọt ngào: “Xin chào quý khách! Quý khách đang đi trên tuyến buýt số… của xí nghiệp xe buýt… mọi thắc mắc xin liên hệ theo số điện thoại…” cùng với sự chen lấn xô đẩy và cái mùi đặc trưng của xe buýt, thị toát cả mồ hôi lạnh, mấy lần tưởng đứng không vững. Vài ngày sau, thị quen dần. Nhưng cuối buổi làm, thậm chí trong giấc ngủ, đầu thị vẫn cứ váng vất ê ẩm. Mùa đông năm nay, khí trời thay đổi thất thường, quãng đường về và sương khuya đôi khi làm thị cảm thấy tủi thân.

Một lần như thế, thị ghé vào một quán trà quen dọn hàng muộn. Tiếng bà hàng to béo ỡm ờ:

- Chị Thư à! Nghe đâu nhà chị có người quen ở xóm Bình Khang.

Xóm Bình Khang, mới nghe tên mà thị chợt rùng mình. Xưa nay, người lao động tử tế không qua lại nơi đó. Nơi mà người ta vẫn thầm thì với nhau là chốn tá túc đi về và cả làm ăn của những cô gái làm cái nghề không chuyên chính. Những cô gái mặc sườn xám có dáng đi chúi đầu về xóm hằng đêm. Có một lần, trong một tuyến xe muộn, thị gặp một cô gái như thế trên xe buýt. Cô có gương mặt hiền lành và đôi mắt đượm buồn, gần như co rúm lại bởi những ánh mắt đánh giá xung quanh. Khi cô mua vé, những ngón tay lạnh chạm vào tay thị. Thị chợt thấy thương thương. Chắc cô gái rất lạnh và không thể bắt được tắc xi từ một nơi heo hút nào đó. Nhưng hết giờ làm, thị quên nhanh.

- Sao bác lại hỏi thế ạ? - Thị hỏi. Giọng hơi lạc đi.

- À! Cũng không có gì. Chả là tôi có nghe nói anh nhà chị có qua lại xóm Bình Khang. Chắc là có quen biết gì bên xóm đó…

- Em cũng không rõ. Mà bác có chắc là có người trông thấy nhà em ra vào đó không?

- Chắc. Ở đây không ai ăn không nói có, đổ tội đổ vạ cho người khác bao giờ. Tôi thấy chị là người thật thà nên mới nói cho biết. Con nhà lao động mình, chẳng nên bén mảng đến chỗ đó, chị Thư ạ.

- Dạ vâng. Nhưng chưa rõ thực hư thế nào. Cũng khó lòng mà đánh giá bác ạ. Chà! Cốc trà ấm bụng quá. Bác dọn hàng rồi nghỉ sớm nhé. Em xin phép về trước.

Thị trả tiền rồi đi nhanh. Lòng dạ thị rối bời, rối cả bước. Tắm xong, thị chui ngay vào chăn ấm, cạnh thằng con đã ngủ khì tự lúc nào. Chỉ cái đầu ló ra, nhìn chồng vẫn đang ngồi rít thuốc bên cái cửa sổ vuông như bốn bàn tay xếp lại.

- Anh qua xóm Bình Khang làm gì vậy? Anh chưa nghe tai tiếng xóm ấy à?

- Lại mấy bà hàng mách lẻo hả? Có việc cần thì anh mới qua đó chứ?

- Anh có việc gì ở đó với mấy con mặc sườn xám ẻo lả, anh nói tôi nghe thử!

- Em nói gì nghe buồn cười vậy? Cẩn thận lời nói của mình, đừng có gây với anh!

- Được rồi. Anh muốn làm gì mặc anh! Nhưng đừng để tai để tiếng, người ta lại cười cho.

Thị không hiểu từ bao giờ, không khí trong căn nhà này lại trở nên nặng nề như vậy. Từ khi Hướng bị gãy chân phải ngồi thế thị bán trà, hay từ khi thị lầm lũi trở về những đêm khuya vắng. Sẽ còn tiếp diễn mãi sự im lặng này đến bao giờ. Nhưng cả thị và Hướng đều thương yêu nhau thật lòng. Thị tin là như thế. Thị ngủ thiếp đi khi đêm đã khuya, khuya lắm.

Lần thứ hai thị gặp cô gái mặc sườn xám ở một nơi mà thị không ngờ tới, hàng trà mà Hướng đang ngồi bán. Hôm đó, không hiểu sao, Hướng dọn hàng muộn, muộn nhiều so với mọi hôm. Đi làm về, thấy nhà khóa trái cửa, thằng con đã ngủ vùi bên nhà hàng xóm, thị tất tả chạy ra để đỡ chồng dọn hàng một tay.

Dưới cây bàng đã rụng hết lá, chơ vơ những cành khô đâm lên, chỉ có chồng thị đang lặng lẽ rót nước từ ấm tích ra cho một cô gái mặc sườn xám. Thị tiến lại gần. Chính là cô gái thị gặp trên xe buýt. Gương mặt hiền lành và đôi mắt đượm buồn luôn cúi xuống. Hướng ngước nhìn lên, hắn nở nụ cười méo mó với thị. Đôi bàn tay to lớn của hắn rót cho thị một chén trà ấm. Họ lặng lẽ chờ cô gái uống xong chén trà. Sự ấm áp của chén trà cuối ngày làm đôi má xanh xao của cô ửng lên đôi chút. Thị như muốn đứng phắt dậy khi cô gái uống xong trà, gật đầu chào Hướng rồi đi về phía ngõ Bình Khang. Nhưng thị ghìm lại được. Suốt đêm thị khóc thầm. Thị thấy mình đổ vỡ. Thị thấy mình nhu nhược. Thị thấy mọi sự trắng trợn quá. Thị sợ.

***

“Xin chào quý khách! Quý khách đang đi trên tuyến buýt số… của xí nghiệp xe buýt… mọi thắc mắc xin liên hệ theo số điện thoại…”. Trời đổi gió, bắt đầu có mưa phùn, mưa phùn lúc giao mùa. Điệp khúc quen thuộc lại vang lên lẫn vào những lời bài hát yêu cầu tới VOV giao thông. Một gã khách quen đứng nắm tay vào thanh cửa, nheo nheo mắt nhìn thị, cười mơ hồ. Mọi ngày, trông gã cứ đăm đăm, khó tính. Có lẽ gã đang yêu. Khi yêu, con người ta trở nên dễ tính, dễ xiêu lòng và mất quan điểm lắm. Ngày xưa, thị cũng như gã.

Một cụ bà đứng dậy ra cửa. Đôi bàn tay cụ run run tìm thanh dựa. Môi cụ mấp máy như muốn nói điều gì. Xe buýt thắng gấp. Cụ ngã sụp xuống. Người bạn của bà cụ, lại cũng là một bà cụ gầy gò mếu máo khổ sở. Xe buýt chỉ còn mấy người khách đến tuyến cuối, kết thúc một ngày giá lạnh. Bác tài văng tục kêu mình xui rủi. Tay chân thị trở nên thừa thãi. Thị đứng như trời trồng nhìn chiếc xe của một người khách tốt bụng qua đường chở bà cụ đến bệnh viện.

Thị bước xuống xe buýt. Bây giờ thị sẽ về nhà. Sẽ lại chui vào chăn ấm với những dằn vặt âm thầm với chồng. Lẽ ra, thị đã có thể đưa bà cụ đến bệnh viện. Hai bà già sẽ chăm sóc nhau như thế nào? Còn thị, thị lạnh lùng thản nhiên đến đáng sợ. Thị bước qua cánh cửa ngôi nhà. Hướng và thằng cu con đang ôm nhau ngủ hiền lành, đầu cả hai bố con đều ngoẹo về một phía. Nhìn cảnh tượng đó thị tự nhủ, mình có lý do gì xác đáng để nghi ngờ chồng?

Tối hôm sau. Trong khi xe chạy đến bến cuối, sự việc lại diễn ra tương tự, nhưng với một người thị biết. Khi cô gái mặc sườn xám bước lên xe buýt, thị luống cuống trả nhầm tiền cho một người khách khác. Những ngón tay của cô, đôi mắt của cô và cả mái tóc đen buồn bã. Thị thầm nghĩ một người như vậy làm sao có thể ở xóm tai tiếng Bình Khang. Xe buýt chạy băng băng trong đêm. Chỉ một tích tắc, khi thị quay mặt đi, cô gái gieo mình mềm oặt ngã xuống, ngất xỉu.

Thị đưa cô gái đến bệnh viện. Trong danh bạ điện thoại của cô toàn những ký hiệu kỳ quặc “ngõ 43”, “trưởng phòng”, “café 9x”, “phố Lạc”. Thị xem một số điện thoại có tên “anh tôi” ngay đầu danh bạ. Những con số 0905…nhảy nhót trong mắt thị. Đó là số điện thoại của Hướng. Và thị gọi Hướng đến bằng một tin nhắn. Nửa tiếng sau, Hướng đến thật. Vẻ mặt của hắn hoang mang và phờ phạc đến đáng sợ. Một thoáng ngạc nhiên khi hắn nhìn thấy thị.

- Cô ta xỉu trên xe buýt - Thị nói, khô khỏng.

Hắn khục khặc cái đầu:

- Nó là em gái anh.

- Em còn nhớ anh kể có một đứa em gái không? Là nó đấy. Cha mẹ mất khi nó mười tuổi. Dì anh đón nó vào Nam rồi biệt tích từ đó. Rồi dì mất. Nó lại bơ vơ. Anh em anh mới gặp lại cách đây mấy tháng. Nó ở xóm Bình Khang. Em biết đấy.

Khi nói, vẻ mặt Hướng mới sầu thảm làm sao. Khi hắn ngẩng đầu lên nhìn thị, vẻ bất lực và đau khổ làm mặt hắn như biến dạng. Thị quay mặt đi chỗ khác. Thị bàng hoàng khi nghĩ tới nỗi đau đớn của chồng. Người anh trai nào không đau đớn khi hằng đêm ngồi hàng nước nhìn em gái lầm lũi đi về xóm Bình Khang.

Ngày hôm sau, tức 26 Tết, Hướng tháo bột ở bệnh viện. Người ta thấy vợ chồng thị trở về cùng với một cô gái tóc đen trông có vẻ hiền lành. Họ cùng dìu cô vào cái ngõ sâu hun hút. Ít ai biết rằng, trong đầu thị đã kịp hoạch định một tương lai mới đơn sơ mà ấm áp. Mai đây, thị và em chồng sẽ cùng mở một quầy hàng nho nhỏ. Khi rảnh rỗi, thị sẽ dạy cho em những mũi đan đầu tiên, sẽ cùng thực hiện mơ ước thuở thiếu thời vẫn âm ỉ trong thị suốt những ngày khốn khó, khi mùa xuân bắt đầu.

  • V.T.H
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hoa cúc nhuộm màu xuân  (17/01/2010)
Thờ ơ với “vàng”  (17/01/2010)
Bình Định đạt 6 HCV và 5 HCB  (17/01/2010)
Ngày hội ca sĩ lần này chú trọng hoạt động cộng đồng, từ thiện  (17/01/2010)
Cả nhà làm nhạc công  (16/01/2010)
Louvre là bảo tàng hút khách nhất thế giới 2009  (15/01/2010)
Một tấm bản đồ thế giới hiếm có vẽ từ năm 1602  (15/01/2010)
Gần 60 kênh sẽ gõ cửa từng nhà  (14/01/2010)
Đào Viết Bửu đã có “Ngày rêu xanh”  (14/01/2010)
Thương lắm giọng nói quê mình  (14/01/2010)
“Hát nhép” đã sinh ra... “đàn nhép”  (13/01/2010)
Hương Giang vào top 3 Đệ nhất mỹ nhân đương đại  (12/01/2010)
Buổi nói chuyện thơ cuối cùng của Xuân Diệu  (12/01/2010)
Phát hiện thùng tư liệu quý về xưởng quân giới  (12/01/2010)
35 năm - sức sống một bài ca  (12/01/2010)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn