Chôn 1.000 hiện vật gửi ngàn năm sau
15:33', 5/2/ 2010 (GMT+7)

Thiết bị sẽ lưu giữ hiện vật được đại diện Sở VH-TT&DL Hà Nội giới thiệu.

1.000 vật phẩm mang thông điệp “Gửi tới mai sau” sẽ được chôn xuống lòng đất, để 1.000 năm sau thế hệ tương lai mở ra, biết được quá khứ của ông cha mình.

Lựa chọn hiện vật để “Gửi tới mai sau” - là một nội dung quan trọng trong “Đề cương các hoạt động tiến tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và Đại lễ kỷ niệm” được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt, nhằm để lại dấu ấn lâu dài cho các thế hệ mai sau.

Vật phẩm “Gửi tới mai sau” là những vật phẩm tiêu biểu, đặc trưng cho cuộc sống hàng ngày được đưa vào lưu giữ, dành gửi cho thế hệ mai sau để giúp họ biết được quá khứ của ông cha mình. Khu đặt thiết bị lưu giữ sẽ nằm trong Bảo tàng Hà Nội.

Thiết bị lưu giữ vật phẩm được làm bằng chất liệu có độ bền cao, được đặt xuống dưới lòng đất và được mở ra sau 1.000 năm. Hình thức này đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới và được xã hội quan tâm. Nó như tiếng nói của thời đương đại gửi tới thế hệ tương lai, là sự gợi nhớ về một thời quá khứ với thế hệ mai sau.

1.000 vật phẩm được chọn để đưa vào lưu giữ trong “thiết bị” gồm 63 vật phẩm đại diện cho 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và 937 hiện vật do nhân dân đề xuất. Thiết bị lưu giữ có thể tích chứa 1.000 lít, là sự tượng trưng đầy ý nghĩa trong dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Những vật phẩm này mang đặc trưng của từng vùng miền Tổ quốc, làm cho các thế hệ mai sau thấy được tinh hoa văn hoá và trình độ khoa học công nghệ của đất nước về một thời điểm đáng nhớ của Thủ đô Hà Nội.

Hà Nội sẽ cùng phối hợp với 62 tỉnh, thành trên khắp cả nước để chọn ra 63 vật phẩm tiêu biểu có giá trị đặc trưng cho mỗi địa phương mình để đặt vào trong thiết bị lưu giữ. Đồng thời, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, BTC sẽ phát động cuộc vận động quần chúng nhân dân cũng như kiều bào ta ở nước ngoài tham gia đóng góp ý kiến đề xuất các hiện vật để lưu giữ.

Sau khi thu thập các ý kiến đóng góp của quần chúng nhân dân, một hội đồng tuyển chọn các hiện vật sẽ được thành lập, nghiên cứu tất cả các ý kiến đề xuất để chọn ra 937 vật phẩm còn lại. Tổng số 1.000 vật phẩm sẽ được lựa chọn để lưu giữ trong thiết bị với ý nghĩa tượng trưng cho 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Những vật phẩm được gửi đến từ các tỉnh, thành phố phải mang được nét đặc trưng riêng của tỉnh thành đó, gợi nhớ đến nét văn hoá, trình độ khoa học công nghệ và con người vùng miền đó. Các vật phẩm được lựa chọn phải thể hiện được tinh thần của cuộc sống, con người, phản ánh được sự phát triển của xã hội đương đại.

Đó có thể là những vật dụng đơn giản, gần gũi với mỗi chúng ta như những món đồ dùng hàng ngày được ưa thích, những nhãn mác của các mặt hàng nổi tiếng, báo hay tạp chí viết về những sự kiện nóng hổi của đời sống, những tấm ảnh kỷ niệm, đồng xu... hay là những vật phẩm thể hiện sự phát triển của khoa học công nghệ trong cuộc sống như đầu thu sóng truyền hình, điện thoại di động... Qua đó, thế hệ mai sau sẽ có được cái nhìn sâu sắc nhất về đời sống thường nhật của chúng ta.

. Theo Dân Trí

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Báo chí Việt Nam một năm vượt khó thành công  (04/02/2010)
Khánh Hòa rút đăng cai Hoa hậu Thế giới 2010  (04/02/2010)
Chuẩn bị cho Hội thi múa lân  (04/02/2010)
Hình tượng Đảng Cộng sản trong thơ ca Việt Nam hiện đại  (03/02/2010)
Đóng góp của một kiến trúc sư trẻ  (02/02/2010)
Beyonce làm nên lịch sử, giành 6 giải Grammy  (01/02/2010)
Nguyễn Bính - Những mùa xuân tha hương  (31/01/2010)
Xuất hiện nhiều điểm kinh doanh karaoke trái phép   (31/01/2010)
Nét mới ở Nhà lưu niệm Chi bộ Cửu Lợi   (31/01/2010)
Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao mừng Xuân Canh Dần   (31/01/2010)
Một nhịp cầu để trở về quê mẹ   (31/01/2010)
Đồng bào dân tộc Chăm, H’rê với khát vọng chữ viết  (30/01/2010)
Hoa hậu Thế giới 2010: "Xin chào Việt Nam!"  (28/01/2010)
“Tuế trống”  (28/01/2010)
Đón 1.000 Anh hùng và Bà mẹ Việt Nam Anh hùng về dự  (28/01/2010)