Bảo tồn và phát huy giá trị di tích:
Còn nhiều việc phải làm
20:13', 12/12/ 2011 (GMT+7)

Bình Định có nền văn hóa bản địa đa dạng và phong phú với rất nhiều di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích, giáo dục truyền thống thông qua di tích đã có những thành quả rất đáng ghi nhận nhưng...

Các loại hình di tích rất phong phú, đa dạng như: hệ thống di tích lịch sử  gồm có di tích thành cổ, di tích về phong trào Tây Sơn, di tích lưu niệm danh nhân. Di tích lịch sử cách mạng gồm có di tích thời chống Pháp, di tích thời chống Mỹ. Di tích kiến trúc nghệ thuật gồm có di tích tháp Chăm, di tích văn hóa khảo cổ Chăm, di tích tượng cổ, di tích văn hóa khảo cổ Sa Huỳnh, di tích kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng.  

 

Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích tháp Chăm trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều việc cần làm trong những năm tới.

- Trong ảnh: Tháp Cánh Tiên đã hoàn thành xong công tác trùng tu, tôn tạo.

 

Hiện nay, các di tích trên đã và đang tiến hành xây dựng bia, đầu tư trùng tu, quy hoạch tôn tạo nhằm bảo tồn và phát huy giá trị. Việc bảo tồn di tích tháp Chăm được quan tâm trong nhiều năm qua, song song với việc trùng tu, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng được chú trọng để phục vụ nghiên cứu, phát triển du lịch. Tuy nhiên, trên bình diện chung thì hệ thống di tích tháp Chăm vẫn chưa phát huy được giá trị một cách triệt để, các dịch vụ phối hợp khai thác di tích chưa hình thành dẫn đến một số tồn tại, bất cập cần giải quyết. Đa phần di tích lịch sử thời Tây Sơn là phế tích, khó thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo, nhưng một số di tích cũng đã được khai thác sử dụng đạt hiệu quả, số còn lại đang từng bước quy hoạch tổng thể, nâng cấp hệ thống bia bản.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 231 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được ghi vào danh mục kiểm kê. Trong đó có 35 di tích được Bộ VH-TT&DL (Bộ Văn hóa - Thông tin trước đây) công nhận di tích cấp quốc gia, 60 di tích xếp hạng cấp tỉnh.

Nhìn chung, vẫn còn nhiều di tích chưa được trùng tu, tôn tạo. Công tác phân cấp quản lí, khai thác sử dụng di tích chưa hợp lí và đồng bộ. Tình trạng xâm phạm, lấn chiếm đất, đào bới khu vực di tích vẫn còn xảy ra. Công tác tuyên truyền, phát huy giá trị di tích trong việc giáo dục truyền thống đối với thế hệ trẻ chưa được đầu tư đúng mức. Công tác khảo sát, lập và triển khai thực hiện các dự án trùng tu, tôn tạo di tích còn chậm. Tiềm lực khoa học và công nghệ áp dụng trong việc trùng tu chưa đủ mạnh, không đồng bộ, chất lượng chưa cao, còn mang tính thủ công, nhỏ lẻ nên một số dự án chưa đáp ứng được yêu cầu khai thác di tích phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội. Kinh phí đầu tư cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích còn ít, mang tính dàn trải…

Sở VH-TT&DL đang phối hợp, lấy ý kiến đề xuất của các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan để xây dựng dự thảo và tiến đến hoàn thành Đề án “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2020”. Việc xây dựng Đề án nhằm cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn mới; triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Di sản văn hóa được sửa đổi bổ sung năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Một trong những mục tiêu cụ thể của dự thảo Đề án đặt ra là đến năm 2020, hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh đều được phân cấp quản lí và tổ chức hoạt động bảo tồn, khai thác sử dụng. Các di tích tiêu biểu đều được quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết cụ thể từng hạng mục, khai thác sử dụng phù hợp. Theo dự thảo đề án, di tích Thành Hoàng Đế và các di tích thời Tây Sơn khác, di tích Khu căn cứ Núi Bà và các di tích lịch sử cách mạng khác, di tích tháp Chăm, di tích lưu niệm danh nhân và một số sự kiện lịch sử, di tích kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng... sẽ được nghiên cứu, đầu tư tiến hành nhiều công việc cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị trong tương lai.

  • HOÀI THU
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đặng Thị Thùy Dung (Bình Định) đoạt giải người đẹp thân thiện  (11/12/2011)
Triệu Thị Hà đoạt vương miện hoa hậu các dân tộc  (11/12/2011)
Cổ tích có còn như xưa  (11/12/2011)
Hiểu muộn  (11/12/2011)
Sức trẻ và khát khao cống hiến  (10/12/2011)
Tổ chức lễ hiệp kỵ Tây Sơn tam kiệt   (10/12/2011)
Cảnh báo tình trạng xâm hại di tích khảo cổ  (08/12/2011)
Trùng tu Tử Cấm Thành và lăng Võ Tánh  (07/12/2011)
Bước khởi động tích cực  (07/12/2011)
Xây nhà hát hơn 10 triệu USD dự kiến cho Miss Earth 2012  (07/12/2011)
Bổ sung thông tin khoa học về văn hóa Sa Huỳnh  (06/12/2011)
Hoa hậu Trái đất 2012 sẽ tổ chức tại Ninh Thuận, Việt Nam  (06/12/2011)
Thao thức cùng Đêm Phượng Hoàng trở dạ và Lửa gầm Nhật Tảo (*)  (05/12/2011)
Cần phát huy nội lực sáng tạo   (05/12/2011)
Góc quê  (03/12/2011)