Đôi điều về âm nhạc học đường
22:34', 9/1/ 2012 (GMT+7)

Nhiều ý kiến của nhạc sĩ, ca sĩ, giảng viên âm nhạc, biên đạo múa… được mời làm giám khảo tại các cuộc thi văn nghệ trong trường học cho rằng, môi trường âm nhạc học đường hiện nay rất xô bồ. Điều này bắt đầu từ thẩm mỹ thưởng thức âm nhạc, cách chọn trang phục, đến phong cách biểu diễn của học sinh - sinh viên. Một biên đạo múa cho biết, có không ít cuộc thi, chương trình văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, đến vài chục tiết mục nhưng “bói” không ra một bài hát, tiết mục múa, tiểu phẩm có nội dung ca ngợi tình thầy trò, bạn bè, trường lớp. Thay vào đó là những bài hát não tình, không ít bài ca từ nhảm nhí, phản cảm.

 

Tiết mục trình diễn nhạc cụ dân tộc như thế này rất ít trong các chương trình văn nghệ học đường.

 

Cùng với nhạc trẻ thị trường, nhảy hiện đại cũng rất được học sinh - sinh viên ưa chuộng. Có cảm giác, trường học là nơi dòng nhạc thị trường, rock, rap, hip-hop… được ưa chuộng. Và, những “ca sĩ” học sinh - sinh viên lên sân khấu… sao y ca sĩ, nhóm nhạc mình yêu thích. Điều này khiến các chương trình âm nhạc, văn nghệ học đường ngày càng xa rời sự trẻ trung, hồn nhiên, trong sáng của học sinh - sinh viên.

Không thể nói là chúng ta thiếu các sáng tác âm nhạc mới, hay dành cho người trẻ. Nhạc Việt có nhiều ca khúc hay, ý nghĩa, trong sáng, đầy nhiệt huyết tuổi trẻ với ca từ đẹp… nhưng lại không được các bạn trẻ ưa chuộng. Thể loại âm nhạc dân tộc lại càng không thể chen chân vào các chương trình văn nghệ học đường.

Nhiều bạn trẻ có gu nghe nhạc thị trường cho biết, họ vẫn biết giá trị nghệ thuật của dòng nhạc này không cao, nhưng nghe theo phong trào. Có thể thấy, ý thức chọn nhạc của một bộ phận không nhỏ học sinh - sinh viên vẫn rất tùy tiện, hời hợt, xuôi theo đám đông. Tần suất và mức độ quá đậm, quá dày của nhạc trẻ thị trường, nhạc tình yêu, nhảy hiện đại đặt trong không gian học đường khiến chúng ta phải suy nghĩ.

Phát huy âm nhạc dân tộc và sàng lọc, chấn chỉnh sự xô bồ trong môi trường âm nhạc học đường, góp phần nâng cao nhận thức, thị hiếu thẩm mỹ trong thưởng thức âm nhạc cho số đông công chúng trẻ là việc làm cấp bách.

  • TƯỜNG MINH
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
“Số điểm mai hoa thiên địa xuân”   (09/01/2012)
Hoàng Thùy trở thành Viet Nam’s Next Top Model  (09/01/2012)
Lời thì thầm trong đêm  (08/01/2012)
Lặng lẽ Lê Sơn Tứ  (07/01/2012)
Má và chợ Chạp  (07/01/2012)
Đến năm 2015, Quy Nhơn có từ 4 đến 6 vũ trường  (06/01/2012)
Lan tỏa rộng, sâu   (05/01/2012)
Chuyện về những người bảo vệ di tích  (04/01/2012)
Nghệ sĩ của những kỷ lục  (05/01/2012)
Thêm một di tích lịch sử cấp tỉnh được công nhận  (02/01/2012)
Phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm di tích tháp Bánh Ít  (02/01/2012)
Mùa vàng nghiên cứu văn hóa dân gian   (02/01/2012)
“Bảo hiểm” cho di tích khảo cổ   (02/01/2012)
Nhạc sĩ Vũ Trung đoạt giải Ba Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2011   (02/01/2012)
Dạ hội Mừng Đảng, Mừng Xuân đón giao thừa Nhâm Thìn  (02/01/2012)