Bảo tồn và phát huy giá trị di tích:
Cần sâu rộng hơn
19:52', 15/10/ 2012 (GMT+7)

Bình Định hiện có hơn 231 di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh được đưa vào danh mục kiểm kê. Trong đó, tổng số di tích lịch sử-văn hóa đã được Nhà nước công nhận đến năm 2012 là 101 di tích. Những năm qua, các di tích đã được quan tâm đầu tư trùng tu, tôn tạo nhằm thực hiện công tác bảo tồn, khai thác, sử dụng.

Tuy nhiên, công tác khảo sát, lập và triển khai các dự án trùng tu, tôn tạo di tích còn chậm. Tiềm lực và khoa học công nghệ áp dụng trong việc trùng tu di tích chưa đủ mạnh, không đồng bộ, còn mang tính thủ công, nhỏ lẻ… Kinh phí đầu tư cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích còn ít, mang tính dàn trải. Các cấp chính quyền, ban, ngành còn coi công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích là trách nhiệm của ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch. Phần lớn các di tích đều là phế tích ngoài trời chưa được trùng tu, tôn tạo.

 
Đền thờ Đức Thánh Trần cần được trùng tu, tôn tạo để phát huy nhiều hơn giá trị di tích.

Mặt khác, công tác phân cấp quản lý, khai thác sử dụng di tích chưa hợp lý và đồng bộ. Việc tuyên truyền, phát huy giá trị di tích trong lĩnh vực giáo dục truyền thống đối với thế hệ trẻ chưa được quan tâm đúng mức.

Trong số 34 di tích cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh, việc đầu tư trùng tu, tôn tạo chỉ mới tập trung ở một số di tích tháp Chăm tiêu biểu, như: tháp Đôi, tháp Cánh Tiên, tháp Dương Long, tháp Bánh Ít. Các di tích gắn liền với danh nhân, nhân vật lịch sử như: Mộ Đào Tấn, Lăng Mai Xuân Thưởng, Đền thờ Đào Duy Từ chưa được quan tâm đầu tư xứng đáng. Các di tích Nhà tù số 9 Đào Duy Từ, Chiến thắng Đèo Nhông cũng đang trong tình trạng xuống cấp hoặc chưa phát huy được nhiều giá trị… trong khi các di tích ở dạng phế tích như Thành Cha, Lò gốm cổ Gò Sành chưa được bảo vệ tốt và có hướng khai thác, phát huy giá trị.

Đối với 67 di tích cấp tỉnh, nhiều di tích lịch sử cách mạng ở nhiều địa phương cũng rơi vào tình trạng chưa được đưa vào diện quan tâm đầu tư. Trong khi, những di tích như: Huyện đường Bình Khê, Đền thờ và tượng đài danh nhân Trần Hưng Đạo, Di tích Kiến trúc nghệ thuật Chùa Bà, Nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu… vừa có giá trị giáo dục truyền thống, vừa là điểm tham quan thu hút khách du lịch vốn còn rất thiếu ở tỉnh ta. 

  • MAI THƯ
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Trăn trở bảo tồn và mưu sinh  (15/10/2012)
Gắn biển ngôi nhà trong đàm phán Hiệp định Paris  (15/10/2012)
Có một người đứng ngang bậc cửa   (13/10/2012)
Ðôi dép hàn  (13/10/2012)
Chuyện những người mê âm nhạc truyền thống  (13/10/2012)
Mất 3 tháng để dịch nhan đề "Báu vật của đời!"   (13/10/2012)
Khi xã hội đổ xô làm giàu, sẽ thụt lùi văn hóa!  (12/10/2012)
Siết chặt hoạt động nghệ thuật, biểu diễn  (12/10/2012)
Nhà văn Mạc Ngôn (Trung Quốc) được trao giải Nobel Văn chương  (12/10/2012)
Bảo tàng Tổng hợp tỉnh cần được nâng tầm  (11/10/2012)
Thành lập Hội đồng xét tặng Giải thưởng Đào Tấn - Xuân Diệu  (11/10/2012)
Khai quật khảo cổ học di tích thành Hoàng Đế lần thứ 5  (11/10/2012)
Đôi nét về khu dân cư văn hóa Liêm Trực   (10/10/2012)
Chú trọng đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng   (10/10/2012)
Nâng cao vai trò, vị thế của ngành Xuất bản-In-Phát hành sách  (09/10/2012)