“Râm ran chuyện giữa cõi người” (*)
20:28', 12/11/ 2012 (GMT+7)

Tôi đọc ba tập thơ trước của nhà thơ, nhà giáo Ngô Văn Cư từ giá sách của một người bạn. Tập thơ mới nhất của ông là tập “Chỉ còn nỗi nhớ”, tôi cũng đọc được từ một dịp tình cờ.

Đọc “Chỉ còn nỗi nhớ”, không khó để tìm thấy những bài tứ tuyệt lục bát tròn tứ kiểu như: “Từ trong sâu thẳm lời ru/ Nhặt đôi sợi nắng mùa thu dịu dàng/ À ơi! Gió thổi sương tan/ Rau răm giữa cõi nhân gian đắng lòng” (Gặp câu hát cũ); hay “Từ trong chớp bể mưa nguồn/ Ngẩn ngơ theo vọng tiếng chuông chùa làng/ Lần theo dấu bụi thời gian/ Bỏ đời cơm áo đi hoang tôi về” (Về). Có thể nhận ra, Ngô Văn Cư nặng nợ với hết thảy mọi thứ trên đời, nhưng không vì thế mà anh nháo nhào, hay quay cuồng trong hệ lụy không đáng có ở nó. Thế sự bật lên trong thơ Ngô Văn Cư với sự chiêm nghiệm sâu sắc: “Vườn chùa chú tiểu bắt sâu/ Là người đẩy bánh luân hồi quay nhanh?/ Cảnh chùa bông lá thắm xanh/ Là bao nhiêu kiếp hóa thành mà nên?” (Nghĩ ở vườn chùa).

 

Bìa tập thơ “Chỉ còn nỗi nhớ”.

Với tựa của tập thơ - “Chỉ còn nỗi nhớ” - có thể hiểu nhà thơ muốn nhắn gửi rằng, rồi cuộc đời sẽ qua đi, hôm nay trong cái chớp mắt sẽ hiển nhiên trở

thành quá khứ. Vả chăng, đọng lại chút gì trong lòng người, ấy chính là nỗi nhớ được khơi gợi bằng nhiều cách khác nhau. Và người giáo sắp về hưu (Ngô Văn Cư hiện là giáo viên Trường

THCS Ân Tín, huyện Hoài Ân) chọn cách lưu lại ký ức bằng những bài thơ lục bát nhẹ nhàng, nhấn nhá dư vị. Thổn thức trong thơ ông cái nợ làng quê đeo bám đến dai dẳng, và nợ cuộc thế thôi thúc đến khôn nguôi: “Khói quê ở phía nhớ mong/ Thì ta còn gánh bão giông cuối trời”.

Có lẽ vì nợ là vậy, đa mang là vậy, nên ông chọn cách thiền tịnh trong tư thế của một thi sĩ. Lời kinh câu kệ được nhân gian hóa bằng nhiều phương thức, khiến chúng thật gần gũi nhưng không làm mất đi cái triết lý nhân sinh thâm sâu tự thân thấm và vận vào thơ ông. Này đây: “Nằm nghe câu niệm Di Đà/ Thả lòng theo ánh sao sa cuối trời/ Chừng khi chốt lỏng then lơi/ Cánh chim thôi cũng rã rời buông xuôi”, “Tiếng chuông lấm láp bụi đường/ Sân chùa xước những vết thương cõi người”... Nhưng, không để người đọc cuốn vào ngộ nhận về thân phận, suy nghĩ của mình, Ngô Văn Cư đã “tự khai”: “Tôi là người rặt nhà quê/ Bao năm sống giữa bốn bề dân đen/ Không chọn lựa nẻo sang hèn/ Làng quê là chốn bình yên riêng mình”.

Không hiểu sao đọc đến câu “Râm ran chuyện giữa cõi người” của ông, tôi lại nghĩ tập thơ này là một câu chuyện, và là câu chuyện của một tấm lòng được trải ra chiếu thơ. Với tạng thơ lục bát như thế, tôi tin ông đã và sẽ bắt gặp rất nhiều tâm hồn đồng điệu…

  • TIỂU MỤC ĐỒNG

(*) Đọc tập thơ “Chỉ còn nỗi nhớ” của Ngô Văn Cư, NXB Hội Nhà văn, năm 2012.

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thêm 2 di tích cấp tỉnh được công nhận  (12/11/2012)
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ở Vân Canh  (12/11/2012)
Một trái tim lương thiện  (10/11/2012)
Hoa cau vườn nhà  (10/11/2012)
Tiếng đàn nặng tình cha con  (10/11/2012)
Làng Tà Ðiệt tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc”  (09/11/2012)
Xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội   (09/11/2012)
“Điệu bài chòi đã ngấm vào máu thịt tôi…”  (08/11/2012)
TP. HCM sắp xây tượng đài Bác Hồ mới  (08/11/2012)
Từ việc xác lập kỷ lục  (07/11/2012)
Thực hiện quá chậm chạp  (07/11/2012)
Phim lịch sử Việt Nam vừa ít, vừa yếu  (07/11/2012)
Làm báo với... Instagram  (06/11/2012)
Người nghệ sĩ mang quân hàm xanh  (05/11/2012)
Ðẹp, phong phú và đa dạng  (05/11/2012)