Tục thờ “Cá Ông” tại Lý Sơn trong mắt phương Tây
10:10', 27/11/ 2012 (GMT+7)

Tại một ngôi đền nhiều màu sắc nằm gần biển xanh ngắt ở đảo Lý Sơn, các ngư dân Việt Nam đang cầu nguyện trước một vị thần đặc biệt của họ gọi là Cá Ông. 

Trước khi bắt đầu hành trình kéo dài một tháng, Nguyễn Hoàng Lợi thường đi tới Lăng Tân, nơi chứa bộ xương của hai con cá voi thiêng khổng lồ. 

"Thờ cúng cá voi sẽ giúp chúng tôi nếu chúng tôi gặp khó khăn ngoài biển" - ngư dân 45 tuổi nói khi ông và thủy thủ đoàn chuẩn bị rời khỏi Lý Sơn, hòn đảo với 21.500 dân nằm ngoài bờ biển miền Trung Việt Nam. 

 
Tục thờ cá voi là tín ngưỡng đặc biệt của cư dân miền biển ở Việt Nam (Nguồn: AFP)

Dọc theo bờ biển dài 3.200 km của Việt Nam, các làng chài vẫn thường thờ cúng cá voi. Họ xem cá voi là thần bảo hộ của mình và đây là một hiện tượng tín ngưỡng đặc biệt, được các chuyên gia đánh giá là độc nhất vô nhị, chỉ có ở Việt Nam. 

"Nếu các ngư dân ở đảo gặp bão đột ngột khi đang đánh cá và không biết trú vào đâu, họ sẽ cầu xin Cá Ông giúp đỡ" - người tế cá voi ở đảo Lý Sơn, ông Trần Ngô Xương, 79 tuổi, cho AFP biết - "Cá voi sẽ xuất hiện bên thuyền họ, giúp họ vượt qua các khoảnh khắc hiểm nguy."

Ông Xương kể rằng những con cá voi, vốn nặng từ 50-70 tấn khi còn sống và đều dài hơn 20 mét, đã mắc cạn tại bờ biển Lý Sơn trong 2 lần khác nhau cách đây 100 năm. Các sinh vật này quá lớn tới mức phải mất hàng trăm người mới có thể đưa chúng lên bờ. Nhưng sau nhiều buổi lễ cầu nguyện, chỉ vài chục người dân đảo đã có thể đưa chúng lên bờ nhờ sự giúp sức của sóng thủy triều. 

Cá voi mắc cạn thường được mai táng theo truyền thống Việt Nam. Chúng được chôn trong từ 5-10 năm rồi được cải táng. Phần đầu cá voi được tách riêng và chứa trong các hũ sành lớn được dùng trong nghi lễ gột rửa xương cá voi trong lễ kỷ niệm ngày chúng qua đời. 
Người dân vẫn tương truyền các giai thoại ngư dân được cá voi giúp đỡ một cách thần kỳ, chẳng hạn như chuyện thoát chết nhờ cá voi của ngư dân Đăng Châu. 

 

Xương cá voi được cải táng và lưu giữ (Nguồn: AFP)

Thuyền của Châu đang trở lại bờ sau một chuyến đánh cá dài khi nó gặp bão. Chở theo nặng cá, thủy thủ đoàn sợ rằng con tàu có thể bị chìm. Thế rồi một con cá voi khổng lồ xuất hiện, bơi trước mũi tàu và chắn bão để các ngư dân có thể trở về bờ an toàn. Con cá chỉ bơi trở lại biển khi các ngư dân đã được an toàn. Các ngư dân đã rất ngạc nhiên và họ đã khấu đầu cầu nguyện cá voi khi nó bơi đi. 

Theo nhà nghiên cứu Sanda Lantz, không giống các nước thờ cá voi khác, ở Việt Nam, tục này dựa trên một số sự kiện trong quá khứ, khi cá voi mắc cạn gần một số làng chài địa phương. Lantz nói rằng vì lý do này, tín ngưỡng thờ Cá Ông là "độc nhất vô nhị của Việt Nam. Lant đã tổ chức một nghiên cứu về tục thờ cá voi với bài viết đăng trên tờ Swedish Science Press của Thụy Điển hồi năm 2009.

Tục thờ cá voi được chính quyền địa phương khuyến khích. Một sự kiện thờ cá voi tương tự ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu gần đây được xếp vào nhóm 15 lễ hội hàng đầu Việt Nam. Người dân Lý Sơn đã hy vọng tục thờ cá voi nơi đây sẽ giúp tăng cường hoạt động du lịch, vốn đang dừng ở mức 3.000 người mỗi năm. 

Nhà chức trách đã có kế hoạch sắp xếp lại xương cá voi và xây lăng mới để trưng bày chúng nhằm thu hút thêm du khách và giúp cộng đồng nơi đây lệ thuộc ít hơn vào hoạt động đánh bắt cá.

.Theo Vietnam+

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hiệu quả thiết thực từ một đề án  (26/11/2012)
Ðể thêm nhiều ý nghĩa hơn  (26/11/2012)
Khai mạc LHP quốc tế Hà Nội - Kỳ vọng dấu ấn riêng  (26/11/2012)
Bảo tồn di sản nghệ thuật làm gốm Chăm Bàu Trúc  (25/11/2012)
Cây đèn đường và con phố của chúng tôi  (25/11/2012)
Thả khói đốt đồng   (24/11/2012)
Khẳng định tính vương triều của một công trình kiến trúc  (24/11/2012)
Công đoàn ngành Y tế đoạt giải Nhất tập thể   (24/11/2012)
Nhiều phát hiện mới về Tử Cấm Thành  (23/11/2012)
9 đơn vị tham gia  (23/11/2012)
Xác định đúng không gian Tử cấm thành của vương triều Tây Sơn  (23/11/2012)
Những nỗ lực để các di sản “lên tiếng”  (22/11/2012)
Tu bổ, phục hồi di tích tháp Bình Lâm  (22/11/2012)
Những câu thơ tỏa hương  (22/11/2012)
Một di sản văn hóa cần được bảo tồn và phát huy  (21/11/2012)