Hội thảo khoa học về thân thế, sự nghiệp Nhà soạn tuồng Nguyễn Diêu:
Khẳng định và tôn vinh một danh nhân văn hóa
21:14', 23/5/ 2012 (GMT+7)

Hôm qua (23.5), UBND tỉnh và Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học về thân thế, sự nghiệp Nhà soạn tuồng Nguyễn Diêu. Hội thảo đã phác họa rõ nét hơn chân dung Nguyễn Diêu với tư cách là một danh nhân văn hóa.

 
Biểu diễn trích đoạn Địch Thanh qua ải trong vở Ngũ hổ bình Liêu tại Hội thảo. Ảnh:  HOÀI THU

1. Đến dự Hội thảo khoa học về thân thế, sự nghiệp nhà soạn tuồng Nguyễn Diêu có các đồng chí: Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh; Mai Thanh Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng rất nhiều nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ nổi tiếng trong nước. Từ các nhà nghiên cứu văn hóa lão thành như Mịch Quang, Vũ Ngọc Liễn, Trần Nghĩa đến các văn nghệ sĩ tên tuổi như Đàm Liên, Đỗ Kim Cuông, Nguyễn Xuân Khánh, Thanh Thảo, Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Trọng Tạo…; các nhà nghiên cứu từ nước ngoài về như GSTS Nguyễn Thuyết Phong, Thái Kim Lan.  

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Thanh Thắng nhấn mạnh: “Quê hương Bình Định tự hào là nơi sinh ra nhà soạn tuồng lỗi lạc Nguyễn Diêu, người thầy của danh nhân văn hóa Đào Tấn. Làng Nhơn Ân, huyện Tuy Phước - bản quán của cụ Tú Nhơn Ân - đã vinh hạnh nâng đỡ những bước đi đầu tiên và chính ông đã làm rạng danh cho mảnh đất này. Việc tổ chức Hội thảo khoa học không chỉ có ý nghĩa tôn vinh mà còn là tấm lòng kính ngưỡng của hậu thế đối với tiền nhân trên mảnh đất tuồng. Đây cũng là trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với thế hệ mai sau trong việc gìn giữ, lưu truyền và phát huy những di sản văn hóa quý giá”.

Những ý kiến tham luận tại Hội thảo cho thấy, nhiều tác phẩm tuồng của Nguyễn Diêu từ lâu đã đi vào kho tàng tác phẩm kinh điển của nghệ thuật tuồng, được đông đảo khán giả trong và ngoài nước yêu thích. Giáo sư Hoàng Chương, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc Việt Nam, cho biết: “Trong những năm ở chiến khu Việt Bắc, mỗi lần họp Trung ương, Chính phủ trong lúc giải lao, Bác Hồ đều bảo Bộ trưởng Lê Văn Hiến lên diễn tuồng. Ông Hiến kể: Bác thích nghe và nghe rất hào hứng, thậm chí Bác nhớ cả một đoạn Thoại Ba tự đấu tranh với bản thân để theo chồng là Địch Thanh. Từ đó khi đi thăm các nước XHCN, Bác Hồ đều bảo ông Lê Văn Hiến hát lớp tuồng Thoại Ba – Địch Thanh cho nhân dân nước bạn nghe. Rõ ràng, chưa có một vở tuồng cổ nào phổ cập bằng tuồng của cụ Nguyễn Diêu”.

 

Quang cảnh Hội thảo.

2. Tên tuổi, tài năng, đức độ và sự cống hiến của Nguyễn Diêu trên lĩnh vực giáo dục và nghệ thuật hát bội Bình Định đã được người đời kính trọng, tôn vinh từ lâu. Tuy nhiên, các công trình khảo cứu về ông trước đây chưa nhiều và chưa đến nơi đến chốn. Hội thảo lần này là rất cần thiết cho sự nghiệp bảo tồn, phát huy nghệ thuật tuồng nói riêng và sân khấu nghệ thuật dân tộc nói chung. Hơn 30 tham luận gửi đến hội thảo hầu hết đều thể hiện sự tìm hiểu công phu, có nhiều phát hiện, kiến giải mới mẻ, sâu sắc. Hội thảo cũng đã đặt ra những vấn đề về trách nhiệm với di sản của nhà soạn tuồng Nguyễn Diêu.

Ông Văn Trọng Hùng, Giám đốc Sở VH-TT&DL, cho rằng: “Việc nghiên cứu, biên khảo về cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật cụ Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu sẽ góp phần tìm hiểu về lịch sử hát bội Bình Định giai đoạn trước Đào Tấn. Qua những phát hiện mới, rất có giá trị về thân thế, sự nghiệp, tầm vóc của cụ Nguyễn Diêu, chúng ta càng thấy rất nhiều việc phải làm để có thể bảo tồn đúng đắn và phát huy xứng đáng các di sản của cụ, nhất là đối với các kiệt tác. Kết quả hội thảo sẽ là bước khởi đầu cho nhiều công trình nghiên cứu đầy đủ và tôn vinh xứng đáng nhà soạn tuồng, bậc nghiệp sư tuồng khiêm nhường, thầm lặng mà rất vĩ đại của quê hương Bình Định”. 

  • TRUNG THU
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nguyễn Diêu - Những góc nhìn  (23/05/2012)
Vẻ đẹp từ những tấm lòng tri ân  (21/05/2012)
Về chuyên luận Vè chàng Lía  (21/05/2012)
Giao lưu văn nghệ hữu nghị Việt Nam - Lào  (20/05/2012)
Chủ nhân số Một  (19/05/2012)
Cơm khô Côn Ðảo  (19/05/2012)
Thoải mái trong gian bếp   (19/05/2012)
Nhiều hoạt động VH-VN, TT chào mừng Ngày sinh nhật Bác  (19/05/2012)
Khánh thành tượng anh hùng Nguyễn Hữu Quang  (19/05/2012)
Nhiều hoạt động kỷ niệm 122 năm Ngày sinh nhật Bác  (19/05/2012)
Trao giải thưởng Hồ Chí Minh và danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân  (19/05/2012)
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở  (18/05/2012)
Nên vinh danh Quỳnh Phủ tiên sinh Nguyễn Diêu nhiều hơn  (18/05/2012)
Lần đầu diễn ra tại Quy Nhơn  (17/05/2012)
Hoài Ân có thêm 2 di tích được dựng bia  (17/05/2012)