Chương trình truyền hình tiếng đồng bào dân tộc thiểu số:
Gần gũi và ngày càng phong phú
20:36', 4/7/ 2012 (GMT+7)

Tháng 12.2004, theo hướng mở của Ban Truyền hình Tiếng dân tộc (VTV5), Đài PT-TH Bình Định thể nghiệm chương trình đầu tiên bằng tiếng Bana. Chương trình tập trung vào chủ đề chính là biểu dương những điển hình tiên tiến ở nông thôn miền núi thời kỳ đổi mới.

Chương trình có thời lượng 20 phút, làm ra 20 phút nội dung thực ra không khó nếu thực hiện bằng tiếng phổ thông. Nhưng để phục vụ đồng bào các dân tộc lại là chuyện khác. Tất cả phải trau chuốt sao cho phù hợp với trình độ nhận thức và thị hiếu thẩm mỹ của người vùng cao.

 

Phát thanh viên tiếng H’rê Đinh Thị Thủy.

 

Để thực hiện chương trình, bộ phận sản xuất chương trình Tiếng dân tộc của Đài tổ chức nhiều đợt về các buôn làng, các trường phổ thông dân tộc nội trú để tìm kiếm, tuyển chọn phát thanh viên, biên dịch viên. Tìm biên dịch viên tuy khó nhưng còn tìm được, cái khó muôn thuở của nghề làm truyền hình là tuyển cho được phát thanh viên lên hình. Bình thường đã khó, phát thanh viên dân tộc ít người phải nói là thiên nan vạn nan. Sau gần một tháng lăn lóc khắp làng trên buôn dưới, cuối cùng nhóm thực hiện chương trình cũng chọn được chị Đinh Thị Thươn (phát thanh viên) và anh Đinh Văn Khách (biên dịch viên).

Ngày thực hiện công đoạn hậu kỳ chương trình đầu tiên của Truyền hình Tiếng dân tộc, cả ê kíp thực hiện ai cũng căng thẳng. Dàn dựng sắp xếp các tác phẩm sẽ lên sóng xong, việc cuối cùng là dịch văn bản từ tiếng Việt sang tiếng Bana và thể hiện lời bình, đó là những việc vừa quen thuộc vừa mới lạ. Trước giờ thu hình, tại tuyến một của phòng lồng tiếng luôn sôi động những âm thanh tiếng người Bana. Hai nhân vật quan trọng của chương trình tranh luận không ngớt về độ chính xác của câu, từ sau chuyển ngữ. Họ còn hăng hái đến mức tranh luận luôn thể hiện sao mới là đúng tinh thần, đúng với “cái bụng” người Bana nghĩ. Họ hồn nhiên và rất tự tin, sự hào hứng của họ thật sự đã tiếp thêm lửa cho cả ê kíp thực hiện. Ai cũng mong chương trình sẽ tác động thật tốt đến nhận thức, tình cảm và trách nhiệm công dân của bà con các dân tộc…

17h ngày 20.12.2004, chương trình Truyền hình Tiếng Bana đầu tiên của Đài PT-TH Bình Định lên sóng phục vụ đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Từ ngày ấy đến nay, chương trình Truyền hình Tiếng dân tộc đã mở rộng vùng phản ánh và ngày càng gần gũi phong phú hơn. Ngoài chương trình tiếng Bana, nay Đài đã thực hiện thêm 2 chương trình khác - chương trình tiếng Chăm H’Roi và tiếng H’rê; tạp chí Truyền hình phát bằng tiếng phổ thông với tên gọi “Đất và Người vùng cao”. Ngoài việc phát đều đặn trên sóng BTV, các chương trình trên còn góp mặt trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam. Từ năm 2006 đến nay, riêng các chương trình Truyền hình Tiếng dân tộc thiểu số của Đài PT-TH Bình Định đã được tặng thưởng 1 huy chương Vàng, 3 huy chương Bạc và nhiều bằng khen tại các cuộc thi, liên hoan khác nhau.

Với tâm huyết và khát vọng phục vụ đồng bào, chương trình Truyền hình Tiếng dân tộc không ngừng trăn trở để tìm ra những cách làm mới với tâm nguyện bám sát thực tiễn đời sống và tác động trực tiếp đến nhận thức, tư tưởng và hành động của bà con.

  • LÊ NGUYỄN
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Rộng nhưng chưa sâu  (04/07/2012)
Phát hiện một bộ xương lạ, kích thước lớn ở Nhơn Hải  (04/07/2012)
Núi rừng vào hội  (02/07/2012)
Toàn tỉnh có 321.839 hộ được công nhận gia đình văn hóa  (02/07/2012)
Kỷ niệm 190 năm ngày sinh cụ Nguyễn Đình Chiểu  (02/07/2012)
Trên 7 triệu USD tài trợ trùng tu di tích Cố đô Huế  (01/07/2012)
Lão Hương Nhuế hát Bội  (30/06/2012)
Ðất lạ  (30/06/2012)
Tiếng hát trên thao trường  (29/06/2012)
Trò chuyện với người níu hồn Võ Việt  (29/06/2012)
Nhiều điểm mới trong thể loại tác phẩm và điều kiện xét giải  (28/06/2012)
Phát động cuộc thi sáng tác về chủ đề An toàn giao thông  (27/06/2012)
Ngày càng thiết thực, hiệu quả  (27/06/2012)
Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc  (26/06/2012)
Tổng biên tập một số tờ báo lớn Australia từ chức  (26/06/2012)