Gìn giữ văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số
19:54', 22/8/ 2012 (GMT+7)

Thực trạng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là giới trẻ, tiếp nhận trào lưu văn hóa không có chọn lọc trong thời gian qua, khiến bản sắc văn hóa truyền thống miền núi mai một dần. Điều này đang được khắc phục nhờ sự quan tâm sâu sát của các cơ quan văn hóa ở địa phương.

Có dịp về các xã miền núi trong tỉnh, chúng tôi luôn bắt gặp hình ảnh những thanh niên người Bana, H’re nhuộm tóc vàng, tóc đỏ, cắt tỉa theo kiểu chẳng giống ai. Mỗi khi xã, thôn có đám cưới hay giao lưu văn nghệ, nhiều thanh niên lại lên hát những ca khúc “thị trường” với ca từ vô nghĩa rất phản cảm. Những người làm công tác văn hóa huyện không ít lần “khóc dở, mếu dở” khi tìm “đỏ mắt” vẫn không đủ đội hình diễn tấu cồng chiêng, tốc chinh, hoặc múa xoang cho chương trình giao lưu văn nghệ.

Trước tình trạng đó, các huyện An Lão, Hoài Ân đã cố gắng thực hiện những việc làm thiết thực nhằm hướng người dân, nhất là giới trẻ dần trở lại bản sắc của dân tộc mình. Tại Ngày hội VH-TT miền núi xã An Vinh và An Nghĩa, huyện An Lão, ban tổ chức đã thuyết phục và đề nghị bà con sử dụng nhạc cụ của đồng bào, như: chiêng, trống… để sinh hoạt vui chơi. Ông Bùi Đức Phú, Phó Giám đốc Trung tâm VH-TT&TT huyện An Lão, cho biết: “Chúng tôi cố gắng thuyết phục đồng bào trở về với nét văn hóa truyền thống dân tộc mình bằng những việc làm cụ thể, kết quả đã có những tín hiệu tích cực”.

Đến thời điểm này, An Lão là huyện miền núi duy nhất trong tỉnh duy trì việc tổ chức Ngày hội VH-TT cấp xã hằng năm, theo hình thức luân phiên mỗi năm tổ chức ở 2 xã. Huyện Hoài Ân cũng đã có những định hướng và hành động thiết thực để bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc ít người. Tại Ngày hội VH-TT các xã miền núi năm 2010, huyện Hoài Ân khuyến khích trình diễn các làn điệu dân ca nguyên bản, hoặc dân ca có viết lời mới. Hoài Ân cũng tính đến chuyện đưa phần thi tạc tượng nhà mồ - một nét văn hóa đặc trưng của người Bana - vào Ngày hội VH-TT các xã miền núi những năm tới.

Vẫn còn đâu đó ở những bản, làng giữa núi rừng vang lên tiếng nhạc xập xình, những ca khúc “thị trường” sầu não, vô bổ. Nhưng với các chương trình giao lưu cộng đồng của người dân vùng núi, tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng tốc chinh và những bài dân ca đã được vang lên ngày một nhiều hơn. Đó là một tín hiệu đáng mừng…

  • CÔNG TÂM
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Cần sự định hướng tốt hơn   (22/08/2012)
Công bố Pác Bó là Di tích quốc gia đặc biệt  (22/08/2012)
Tích cực “xã hội hóa”  (20/08/2012)
Chất lượng được nâng cao  (20/08/2012)
Đời tôi đã gắn bó với quê hương Bình Định  (19/08/2012)
Hoa hậu Trung Quốc thắng nhờ “sân nhà”?!  (19/08/2012)
Thương nhớ ngõ quê…  (18/08/2012)
Cơn mưa bất chợt  (18/08/2012)
Dòng sông quê  (18/08/2012)
Tối nay chung kết Hoa hậu Thế giới  (18/08/2012)
Tiếng hát gửi niềm tin  (16/08/2012)
Gặp gỡ “thần đồng” văn chương nhí của Việt Nam  (16/08/2012)
“Kênh đối ngoại” võ cổ truyền  (15/08/2012)
Hai chàng trai đất Võ mê làm phim  (15/08/2012)
Đã có tín hiệu vui  (15/08/2012)