Chủ Nhật, ngày 30/3/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Những đứa con của xóm chài
22:6', 17/2/ 2013 (GMT+7)

* Truyện ngắn của DƯƠNG HẰNG

Kình sống cùng má Phụng ở xóm chài này cũng đã ngót một năm trời. Mùa lũ năm ấy, Kình trôi dạt về nơi đây, được má Phụng cưu mang và đùm bọc. Lúc Kình tỉnh dậy, nhìn thấy má Phụng, má bảo cô đã ngủ gần mười ngày. Từ đấy, má Phụng là má nuôi, là người tái sinh cuộc sống của Kình.

Má thường hỏi về gia đình của Kình. Mỗi bận như thế, Kình chỉ gượng cười, nụ cười đầy u uẩn: “Ba má con mất cả rồi!”.

Kình không biết gì về người đã sinh ra mình. Ba chưa một lần kể về má. Kình cũng muốn có má như bao đứa trẻ trong xóm, muốn má mua cho cái bánh giò mỗi lần đi chợ về, muốn má nấu một nồi canh cá nấu dưa như má cái Thảo.

Kình cũng không muốn trở về cái xóm nhỏ heo hút và khắc nghiệt ấy. Ba đặt tên cô là Kình, cái tên nặng trịch đè lên một số phận. Kình không xinh, gương mặt có nhiều vết xước và rỗ, thời gian càng hằn cứa lên đó những nỗi đau. Ba đánh Kình, ba nhốt Kình trong một ngôi nhà quạnh quẽ, sống lầm lũi như cái bóng. Mỗi lần soi gương, Kình lại thêm ghét ba. Kình như thế thì còn đi đâu được ra khỏi cái xóm nhỏ và hẹp như bàn tay ấy.

***

Kình đến với xóm chài, chỉ có những con người da sạm đen vì nắng gió và chất phác, hồn hậu. Và, cũng chính ở đây, Kình lại tìm được niềm vui. Lần đầu tiên Kình được chạy nhảy trên đôi chân trần, cười vang nụ cười thơ trẻ mà không một chút gợn lo. Lần đầu Kình ngửi thấy rõ mùi sông nước, mùi nắng, mùi tanh nồng của cá tôm. Lần đầu tiên Kình được sống trong sự thương yêu của một người đàn bà. Và cũng lần đầu tiên, Kình gần gũi với một người đàn ông, là Quốc.

Quốc là con trai duy nhất của má Phụng. Quốc hiền lành, có chút ngờ nghệch, nhưng nụ cười tỏa nắng và giòn tan. Kình thấy dễ chịu mỗi lần ở bên anh. Cô được dựa vào anh, dẫu lắm khi anh chẳng hiểu những điều cô nói. Ừ, cuộc sống là vậy mà, đôi khi chỉ một người nhẫn nại lắng nghe ta, im lặng ngồi bên, cũng đủ dẫn lối cho niềm tin và sự lạc quan.

Quốc kể cho Kình nghe đủ chuyện, từ chuyện con cá bị rách mất đuôi mà vẫn sống, chuyện anh đi đánh chài mang về con đỉa lại cứ ngỡ con lươn. Kình chẳng sợ đỉa, vậy mà anh thấy đỉa cứ nhảy lên khiến Kình cũng bật cười. Ngôi nhà má Phụng lúc nào cũng rôm rả tiếng cười của Kình và anh. Má Phụng vẫn hay mắng yêu Kình và Quốc đã hai mấy tuổi đầu mà cứ như trẻ con mãi.

***

Một ngày nắng trong, Kình hỏi anh:

- Quốc đã lên thị xã bao giờ chưa? Nghe nói thị xã đẹp lắm. Bữa nay anh với Kình lên đó chơi hén?

- Anh chưa đi, xa lắm phải không Kình? Anh không biết đường đâu.

- Ngốc ạ. Thị xã chỉ cần đi một mạch quốc lộ là đến thôi. Anh Quốc cứ đi theo Kình, Kình biết đường mà!

Hai anh em Kình lóc cóc đạp xe cả đoạn đường hai mươi lăm cây số, cuối cùng cũng lên được thị xã. Thị xã cũng bé như bàn tay, không rộng lớn như Kình nghĩ. Thị xã có những cột đèn lớn chạy dọc một cây cầu, hai anh em phải hì hụi dùng hết sức mới vượt được lên cầu. Hai anh em dựng xe ở đỉnh cầu và ngắm nhìn thị xã với những dãy nhà cao tầng san sát, với nhiều âm thanh hỗn độn, pha tạp. Kình và anh bước chầm chậm dọc cây cầu.

- Thị xã đông quá Kình nhỉ, lại đẹp nữa!

- Thế anh Quốc muốn sống ở thị xã hay ở xóm chài?

- Phải sống cùng má Phụng chứ?

- Ừ, giả dụ má Phụng cũng thích sống ở thị xã…

- Không đâu, má Phụng bảo sẽ không bao giờ rời xa xóm chài đâu. Má Phụng phải sống ở đấy để đợi con…!

Kình khựng lại, đôi chân như chùng xuống. Sao lại đợi con? Má Phụng còn đứa con nào nữa sao?

***

Người đàn bà cầm trên tay một xấp bài, bịt kín mặt bằng chiếc khăn vàng cũ, bộ đồ thùng thình, nhàu nhĩ bất ngờ vỗ vai Quốc từ phía sau khiến anh đột ngột giật lùi hai bước.

- Xem vận hạn, tình duyên đi hai cháu. Không đúng cô không lấy tiền đâu.

Quốc nhìn người đàn bà, mặt tái đi.

- Cháu không…

Người đàn bà từ từ bỏ chiếc khăn che mặt ra, tay run run chạm vào má Quốc.

- Con… con ơi… con ơi…!

Quốc lao đi như người mất hồn, người đàn bà đuổi theo không kịp. Bà gọi Quốc trong tiếng khóc vỡ òa. Kình cũng lao theo, thảng thốt gọi Quốc khản cả giọng.

***

Quốc ngồi ven sông, gần con đường vào thị xã. Lần đầu tiên Kình thấy Quốc khóc, những giọt nước mắt của người đàn ông có nụ cười ngờ nghệch. Kình lặng lẽ ngồi xuống bên anh. Cô muốn hỏi anh thật nhiều, nhưng lại sợ. Cô sợ vô tình chạm vào nỗi đau mong manh nào đó mà bấy lâu anh cố che lấp đi bằng những nụ cười ngờ nghệch, hồn nhiên.

- Má anh đó!

- Ai cơ?

- Người khi nãy Kình trông thấy trên cầu đó…

- Thế má Phụng…?

- Má Phụng là má nuôi. Còn bà ấy đã bỏ anh từ khi mới sinh anh ra. Má Phụng cưu mang anh và đưa về xóm chài. Ba năm trước, bà ấy về gặp anh ở xóm chài. Anh thương má Phụng, chỉ duy nhất có má Phụng thôi. Có sống với họ đâu mà thương chứ.

Kình im lặng, lần đầu tiên cô thấy mình thật vụng về, chẳng biết nói gì để an ủi anh. Kình thương anh thật nhiều, cả má Phụng nữa. Bao lần cô cũng thèm được một vòng ôm của người đã tượng hình ra mình. Nhưng má ở đâu, má cũng bỏ rơi Kình đấy thôi, vậy sao Kình cứ chờ mãi một điều vô vọng thế.

Giờ Kình đã là con của xóm chài, con của má Phụng. Kình nhận ra xóm chài nhỏ bé, thân thuộc mới là nơi bình yên nhất, nơi cô cảm nhận được tình thương thực sự. Chỉ cần má Phụng và Quốc, dẫu chỉ là những con tim xa lạ vô tình va vào nhau, cũng đủ để Kình nhận ra mình đang sống và hạnh phúc…      

  • D.H
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Phim của Romania đoạt giải Gấu vàng tại LHP Berlin  (17/02/2013)
Dâng hương kỷ niệm 225 năm Nguyễn Huệ lên ngôi  (14/02/2013)
Đêm vui Hội Tháp Đôi  (13/02/2013)
Náo nức dự hội Chợ Gò  (13/02/2013)
Giao thừa và bóng thời gian  (09/02/2013)
Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Berlin  (08/02/2013)
Xem phim Tết ở Rạp 31.3  (06/02/2013)
Nào cùng vui hội ngày xuân  (06/02/2013)
Khắp nơi đón Tết  (06/02/2013)
Đạo diễn Hải Ninh qua đời  (06/02/2013)
Táo quân 2013 của VTV chính thức được cấp phép  (05/02/2013)
Giới trẻ sẽ là chủ thể của Ngày thơ Việt Nam 2013  (05/02/2013)
Mở thêm một phòng chiếu phim Tết  (04/02/2013)
Những chuyển động mới  (04/02/2013)
Để việc tổ chức lễ hội ngày càng văn minh, tiết kiệm  (04/02/2013)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn