Nguồn lực xã hội hóa cho văn hóa
21:12', 4/3/ 2013 (GMT+7)

Hội đánh bài chòi cổ dân gian do Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao TP Quy Nhơn tổ chức.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 06/2006 của HĐND tỉnh khóa X về Kế hoạch xã hội hóa hoạt động văn hóa tỉnh Bình Định (giai đoạn 2006 – 2010), ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định đã nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các ngành, sự ủng hộ hưởng ứng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Nhiều công trình, hoạt động văn hóa, giải thể thao được thực hiện từ nguồn kinh phí xã hội hóa, đã góp phần củng cố cơ sở vật chất các thiết chế văn hóa, thể thao, đáp ứng các hoạt động ở cơ sở. Trong năm 2012, công tác xã hội hóa trên lĩnh vực văn hóa và thể thao có bước tiến quan trọng. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã vận động tài trợ cho các hoạt động 75 tỉ đồng. Trong đó, tài trợ cho Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ IV là 19,9 tỉ đồng; tài trợ trùng tu, tôn tạo, xây dựng các di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh (nhà lưu niệm, Đàn tế Trời Đất, các tháp Chăm...)  54 tỉ đồng.

Những thành quả xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa trong năm qua thật đáng ghi nhận. Tuy nhiên, ngoài việc tập trung huy động tài trợ cho các công trình di tích, lễ hội, cần có thêm những định hướng, kế hoạch cụ thể để huy động các nguồn lực xã hội hóa cho việc bảo tồn và phát huy các loại hình di sản phi vật thể. Nghệ thuật tuồng Bình Định vẫn được gìn giữ, phát huy và lan tỏa rộng ở nhiều địa phương trong tỉnh hiện nay cũng là nhờ xã hội hóa. Sự đóng góp của một số doanh nghiệp, người dân đã giúp các đoàn tuồng không chuyên “sống được” để làm tốt công tác bảo tồn. Việc người dân xã đảo Nhơn Châu đóng góp kinh phí tổ chức, hoặc đông đảo người dân ủng hộ  việc mua thẻ tham gia các Hội đánh bài chòi cổ dân gian ở nhiều địa phương trong tỉnh dịp Tết vừa qua, cũng là tín hiệu tốt trong việc huy động xã hội hóa để tổ chức các hoạt động bảo tồn và phát huy trò chơi dân gian độc đáo này. Điều đó cho thấy, việc vận động xã hội hóa bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể tuy “khó mà không khó”. Vấn đề nằm ở chỗ, cần tổ chức phục hồi, biểu diễn các loại hình di sản văn hóa phi vật thể thật bài bản, để tạo được sức hút đối với công chúng.

  • Mai Thư
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Chuyện “con nhà tông” nối nghiệp  (04/03/2013)
Viết thêm kỷ niệm về nhà thơ Xuân Diệu  (04/03/2013)
Thị trường truyền hình trả tiền nhiều tiềm năng  (04/03/2013)
Khoảng cuối một đời người  (02/03/2013)
Nắng, những chồi non và chim sẻ  (02/03/2013)
Để sách đến với bạn đọc  (02/03/2013)
Lời nhắc nhở cho nhiều nghệ sĩ  (01/03/2013)
Méo mặt vì được… thưởng tiền !  (28/02/2013)
Thanh Tuyền, Tuấn Vũ chính thức bị cấm biểu diễn ở Việt Nam  (28/02/2013)
Hoàn thiện hồ sơ đề nghị nghi lễ Chầu văn là di sản  (28/02/2013)
Tiếng hát người thầy thuốc  (27/02/2013)
“Tiếp lửa” cho tuồng không chuyên   (27/02/2013)
Tổ chức Lễ tưởng niệm 47 năm vụ thảm sát Bình An  (27/02/2013)
Đón nhận Cờ thi đua xuất sắc 5 năm liền  (27/02/2013)
Cảnh cháy nổ trong phim Việt: Nguy hiểm cao, hiệu quả ít  (27/02/2013)