Thứ bảy, ngày 26/4/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Roi Thuận Truyền và tên tuổi võ sư Hồ Ngạnh
15:58', 16/1/ 2006 (GMT+7)

Khi nói đến roi Thuận Truyền thì mọi người trong tỉnh Bình Định nói riêng và những người hiểu biết về roi cả nước không thể không kể đến tên tuổi võ sư Hồ Ngạnh, một con người nổi tiếng nhất ở đây về roi chiến.

Có một lần do ham vui mà ông đã vào Phú Yên theo lời rủ rê của bạn bè. Hồ Ngạnh thật không ngờ chuyến đi ấy thật ra là chuyến ăn cướp có tính toán nhằm một nhà giàu người Hoa ở Phú Yên. Chủ nhà là dòng dõi vong thân nhà Minh nên võ nghệ khá cao cường. Khi cả bọn xô cửa vào đã thấy chủ nhà cầm cây roi đứng chờ sẵn. Vì nhà có một cửa vào mà chủ nhà đứng chủ động tấn công tới tấp nên có người bị thương.

Khi ấy Hồ Ngạnh còn đứng ngoài thấy như vậy kêu bạn bè lui ra để một mình ông vào. Qua mấy đường thi đấu thì ưu thế đã thuộc về ông, chủ nhà thấy yếu thế đã lùi vào sân. Sau một hồi giao đấu, Hồ Ngạnh đã sử dụng tuyệt chiêu chọc một roi xuyên luôn qua người đối phương. Đánh xong ông không nói năng gì mà lẳng lặng bỏ ra về.

Từ đó tiếng tăm của ông lừng lẫy, nhưng cũng vì câu chuyện đi ăn cướp này đã làm ông khổ tâm và dằn vặt mãi.

Từ lâu Hồ Ngạnh nghe tin ở An Thái có người Hoa kiều tên Tàu Sáu (Diệp Trường Phát) võ nghệ cao cường, nhất là về võ Thiếu lâm Trung Quốc, ông rất muốn tiếp kiến, trước làm chỗ thân quen, sau thử tài và tìm hiểu thêm về võ Tàu.

Tại nhà Tàu Sáu, Hồ Ngạnh đã thuyết phục ông nhận giao đấu. Để tránh nguy hiểm, hai bên đã mặc võ phục, tay quấn vải và không được đánh mạnh vào thân nhau, mà chỉ dùng kỹ thuật điểm vết trên võ phục của nhau. Thời gian đấu là tàn cây nhang 3 tấc ta và đấu quyền trước, đấu roi sau.

Hai người ra sân tập, Hồ Ngạnh chấm hai tay vào mực đỏ, Tàu Sáu chấm hai tay vào mực xanh, cùng bái tổ và vào cuộc. Hai bên đánh nhau nhanh như chớp và quần nhau liên tục. Sau một hồi bỗng Hồ Ngạnh nhảy ra và nói: Thôi đủ rồi, quả là danh bất hư truyền. Tàu Sáu bắt tay ông và chỉ vào người mình nói: "Bốn vết mực đỏ của anh…", Hồ Ngạnh tiếp lời: "Hai vết mực xanh của anh trên ngực tôi đây cũng đủ hạ tôi rồi, tôi phục anh lắm, thôi bây giờ ta sang đấu roi."

Hai cây roi mỗi đầu có bọc vải trắng có đệm bông được đưa ra. Một thấm mực xanh do Hồ Ngạnh cầm, một thấm mực đỏ do Tàu Sáu giữ. Nhang lại được đốt lên và hai người giao đấu. Những tuyệt kỹ được hai bên tung ra, người phản công, người tấn công, qua lại rất nhanh và cũng rất nguy hiểm.

Hồ Ngạnh thử dùng đường roi sát thủ bí truyền xem đối phương đối phó ra sao, tấn công liên tiếp làm Tàu Sáu không kịp phản công mà chỉ lo chống đỡ. Sắp tàn cây nhang, Tàu Sáu nhảy ra ngoài và nói: "Vạn lần cảm ơn anh đã nương tay, thật cảm phục vô vàn. Những vết roi của anh điểm vào rất đúng chỗ hiểm huyệt, thật tuyệt quá." Hồ Ngạnh mỉm cười nói: "Những vết mực của anh đây cũng độc đáo lắm."

Kể từ lần giao đấu ấy, hai người kết thân nhau và kết nghĩa thâm giao. Tàu Sáu đã tặng Hồ Ngạnh câu: Đoản côn Thuận Truyền duy hữu nhất (Roi Thuận Truyền chỉ có một).

Hồ Ngạnh cũng tặng lại câu: Thủ vũ An Thái ngã vô song (Tay quyền An Thái cũng không hai).

Sau này, triều đình có triệu Hồ Ngạnh ra kinh đô dạy võ cho một số thanh niên Hoàng tộc. Trong số này có một người rất thông minh và lại rất muốn thử tài với thầy, tạo mọi cơ hội thượng đài so tài với các danh sư khác, có thế mới có hy vọng được ngọn roi bí truyền của thầy.

Tàu Sáu tên thật là Diệp Trường Phát, sinh năm 1896 ở Trung Hoa sang Việt Nam làm ăn. Lúc nhỏ ông học võ Thiếu Lâm ở quê nhà, sau này sang sinh sống ở làng An Thái. Ông có hai người con là Diệp Bảo Sanh và Diệp Bảo Sơn đều là võ sư nổi tiếng ở Bình Định một thời.

Lúc ấy có một nhóm Sơn Đông mãi võ có mặt tại chợ Đông Ba, trong đó có Trịnh Hoàng Kế là võ sư thượng đẳng môn đại đao, sẵn sàng nhận thi đấu với bất kỳ ai. Ông Hoàng môn sinh của Hồ Ngạnh đã vui vẻ và sốt sắng đứng ra tổ chức cho thầy mình đấu với Trịnh Hoàng Kế. Võ đài được lập tại khu chợ Gia Lạc. Qua nửa giờ thi đấu, những người ủng hộ Hồ Ngạnh thấy ông ở thế bị động, rất lo lắng vì thông thường ông đánh trên khoảng gò rộng còn ở đây võ đài bị hạn chế vì hẹp, nên Hồ Ngạnh khó di chuyển.

Thanh đao của đấu thủ vun vút tung ra những đòn thế lạ. Bỗng ông Hoàng hét to: "Xin dừng trận đấu", cũng vừa lúc roi của ông Hồ Ngạnh bị chém làm hai khúc. Lập tức được thay thế cây roi khác, nhưng Trịnh Hoàng Kế không chịu, vì cho rằng y đang thắng vì đã làm gãy roi của đối phương. Ông Hoàng chưa biết làm sao thì Hồ Ngạnh đã từ tốn trả lời đồng ý đấu tiếp và yêu cầu nếu lần sau có bị gãy roi thì cũng đừng bận tâm.

Chưa nói hết câu thì Hồ Ngạnh đã nghe tiếng xé gió của thanh đao từ phía sau chém tới của đối thủ. Đúng lúc hai đấu thủ đang tập trung cao độ vào các thế đánh của nhau thì roi của Hồ Ngạnh bị chém trúng một lần nữa, chỉ còn lại một khúc khoảng 30 cm. Mọi người hồi hộp vì đoạn roi còn lại trong tay Hồ Ngạnh quá ngắn. Nhưng thật bất ngờ vì đoạn roi đó đã trở thành mũi dao sắc bén nhanh như chớp cắm ngập vào chiếc thắt lưng xanh có thêu dòng chữ "Vô địch võ lâm" trên người của Kế.

Bằng đòn đánh bí truyền này, Hồ Ngạnh đã gây cho đấu thủ cảm giác hoảng sợ khi ngọn roi kia đã được vót nhọn do chính nhát đao của mình lúc nãy. Lúc này Trịnh Hoàng Kế không tự chủ được nữa, và Hồ Ngạnh đã bằng thế "Ưng trảo quyền" đoạt thanh đao rất đẹp mắt trong tiếng reo hò cổ vũ của mọi người và sự cảm phục của đối phương.

. Theo Võ cổ truyền Bình Định (Lê Thì)

Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Báu vật thiêng liêng ở một dòng họ võ  (18/11/2005)
Nét độc đáo của võ cổ truyền Việt Nam - Bình Định - Sa Long Cương  (21/06/2005)
Gìn giữ cho muôn đời sau  (19/04/2005)
An Thái: Bến sông hội tụ anh tài  (15/04/2005)
"Truyền thuyết": gái An Vinh  (12/04/2005)
Thuận Truyền: vang danh những đường roi  (08/04/2005)
Huyền thoại đất võ Tây Sơn  (06/04/2005)
Phi Long bí truyền  (07/03/2005)
Giỗ tổ võ trên miền đất võ  (27/02/2005)
"Hùm xám miền Trung"  (01/02/2005)
Võ Tây Sơn - Bình Định  (01/02/2005)
Roi Kinh, quyền Bình Định  (01/02/2005)
Lễ hội Đổ Giàn ở An Thái  (01/02/2005)
Nơi định danh là Miền đất võ  (01/02/2005)
Lò võ An Thái  (01/02/2005)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn