Võ cổ truyền Bình Định ở ngoài tỉnh
10:3', 2/2/ 2006 (GMT+7)

Dưới thời Nguyễn Ánh, sợ liên lụy đến nhà Tây Sơn, để tránh sự truy bức và sát hại nên nhiều võ sư Bình Định đi tìm nơi ở mới để mai danh ẩn tích và tìm điều kiện tiếp tục truyền dạy võ; cũng có người rời quê hương ra đi vì nhiều lý do khác. Ở đây không thể đề cập đầy đủ mọi trường hợp mà chỉ nêu lên một số võ sư đã đi khỏi tỉnh Bình Định.

Bình Định Gia

Các võ sư người Bình Định tập kết ra Bắc năm 1954 tiêu biểu có: Mai Liên Kỳ, Trương Cẩn (người Tuy Phước), Dương Tài (Hoài Nhơn), Nguyễn Tiếp, Nguyễn Thiệp là con của võ sư nổi tiếng An Vinh - Bảy Lụt và võ sư Trần Hưng Quang (Phù Cát). Chính các võ sư này đã truyền dạy võ cổ truyền Bình Định ở nhiều tỉnh và thành phố ở miền Bắc.

Riêng võ sư Trần Hưng Quang còn là một nghệ sĩ hát tuồng. Ông đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa võ nghệ và hát tuồng; sáng lập ra phái võ Bình Định gia, đào tạo hàng ngàn võ sĩ trong đó có nhiều người được phong cấp võ sư. Ông trực tiếp huấn luyện ở Hà Nội và một số tỉnh, thành phố miền Bắc.

Võ phái Sa Long Cương

Trên cơ sở võ cổ truyền Bình Định, do võ sư Trương Thanh Đảng sáng lập tại Sài Gòn năm 1945. Tên của môn phái võ hàm ý một sự chịu đựng kiên cường như cây xương rồng sống trên cát (sa là cát, long cương là xương rồng). Hiện nay võ phái này phát triển mạnh ở thành phố Hồ Chí Minh. Con trai võ sư Thanh Đảng là võ sư Trương Bá Đương làm chấp chưởng môn phái. Nay là võ sư Lý Huỳnh, là diễn viên nổi tiếng điều hành môn phái.

Võ trận Bình Định

Là võ phái được thành lập từ năm 1965 tại Phú Yên, do võ sư Tống Văn Điền sáng lập. Nguồn gốc của võ phái là võ trận mà Nguyễn Hệ đã sử dụng huấn luyện nghĩa quân từ thế kỷ 18. Võ phái này được phát triển mạnh tại thành phố Hồ Chí Minh do võ sư Minh Thế, con trai của võ sư sáng lập làm chưởng môn phái.

Tây Sơn Bạch Long

Trên cơ sở võ Tây Sơn Bình Định, do võ sư Lê Khánh Dư sáng lập năm 1943 tại thành phố Hồ Chí Minh. Tây Sơn Bạch Long là sự kết hợp võ cổ truyền Bình Định với võ thiếu lâm (tân). Từ năm 1950-1959 do võ sư Lê Mô làm chấp chưởng môn phái đời thứ hai. Hiện nay võ sư Lê Thành Trung làm chấp chưởng môn phái đời thứ ba. Từ năm 1960 đến nay, Tây Sơn Bạch Long có võ đường tại Mỹ, Iraq và Thái Lan.

Tây Sơn Thiếu Lâm

Do võ sư Lê Văn Lắm, người Bình Định khởi xướng từ năm 1962 tại Sài Gòn. Hiện nay do võ sư Danh Ngợi làm chưởng môn phái. Võ sư Lê Văn Lắm là con bốn đời gia đình dạy võ. Ông đã bỏ công học võ hơn hai mươi năm, để rồi thành lập ra môn phái. Đây là võ phái có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa võ cổ truyền Bình Định gắn với cái đặc sắc của võ thiếu lâm - Tây Sơn (hay Tây Sơn - thiếu lâm). Vì vậy, mặc dù trong tên gọi có thiếu lâm, nhưng cái gốc vẫn là đại diện phái võ Bình Định. Hiện nay võ phái này đang phát triển rộng rãi ở một số địa phương như: Bến Tre (Võ sư Lê Phi Long), Tây Ninh (Võ sư Lê Văn Thôi), Sông Bé (Võ sư Huỳnh Ngọc Châu).

. Theo Võ cổ truyền Bình Định (Lê Thì)

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Võ phái Tây Sơn  (25/01/2006)
Võ phái Tuy Phước  (22/01/2006)
Quyền An Vinh   (18/01/2006)
Roi Thuận Truyền và tên tuổi võ sư Hồ Ngạnh  (16/01/2006)
Báu vật thiêng liêng ở một dòng họ võ  (18/11/2005)
Nét độc đáo của võ cổ truyền Việt Nam - Bình Định - Sa Long Cương  (21/06/2005)
Gìn giữ cho muôn đời sau  (19/04/2005)
An Thái: Bến sông hội tụ anh tài  (15/04/2005)
"Truyền thuyết": gái An Vinh  (12/04/2005)
Thuận Truyền: vang danh những đường roi  (08/04/2005)
Huyền thoại đất võ Tây Sơn  (06/04/2005)
Phi Long bí truyền  (07/03/2005)
Giỗ tổ võ trên miền đất võ  (27/02/2005)
"Hùm xám miền Trung"  (01/02/2005)
Võ Tây Sơn - Bình Định  (01/02/2005)