Thứ bảy, ngày 26/4/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Cơ sở lý luận và kỹ thuật cơ bản của võ cổ truyền Bình Định (tiếp theo)
15:50', 10/2/ 2006 (GMT+7)

Một đặc trưng nổi bật nữa của võ cổ truyền Bình Định là tính liên hoàn và đa dạng.

Nội dung võ cổ truyền Bình Định rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều môn như: quyền tay không, quyền binh khí (binh ngắn và binh khí dài) và võ đối kháng. Cấu tạo một bài quyền, bài roi hay bài kiếm đều theo nguyên tắc liên hoàn có trước có sau có mở đầu có kết thúc trọn vẹn. Có sự kết hợp hài hòa giữa cương và nhu, giữa nhanh và chậm, giữa động tác riêng lẻ đến liên hoàn, giữa công và thủ hợp lý.

Một bài võ có hai phần: Lời thiệu và động tác. Lời thiệu thường theo thể thơ lục bát, ngụ ngôn hay ca dao dân ca... Phần động tác nhiều hay ít tùy theo mục đích yêu cầu của bài võ và bao gồm các bộ pháp hoàn chỉnh. Bộ tay thì theo ngũ hành pháp là: kim mộc thủy hỏa thổ, bộ ngựa dựa theo bộ hình bát quái. Các đòn thế cấu tạo vào một bài võ cũng phải hài hòa hợp lý. Sử dụng đòn gì? Sử dụng ở đâu? Lúc nào sử dụng? Cũng phải thể hiện rõ.

- Roi tiên quyền tiếp: Điều này nói lên khi lâm trận nên sử dụng đòn gì? Nếu sử dụng roi thì phải ra đòn trước giành thế chủ động để khống chế đối phương, khi sử dụng quyền thì phải ra đòn liên tiếp, nhanh chóng và chớp nhoáng sát thủ đối phương, không để đối phương kịp trở tay tấn công lại mình.

- Túc bất ly địa: Đây là biểu hiện đòn chân của võ cổ truyền Bình Định. Bộ ngựa làm trụ cho bộ tay hoạt động, bộ ngựa di chuyển theo bộ hình bát quái, nhưng lúc di chuyển rất nhẹ nhàng, một chân làm trụ để chân kia di chuyển là là trên mặt đất, nhẹ nhàng, uyển chuyển "đi như lá" theo đồ hình bát quái, chứ không phải lúc nào hai chân cũng không rời mặt đất, khi có thời cơ dùng đến thế đá và hạ bộ, là xỉa bàn chân làm nguy hại đến tính mạng của đối phương. Khi đối thủ dùng thế đá ngang sườn thì võ cổ truyền Bình Định thường sử dụng chân ngừa, tiếp cận kẹp thế đá đó hoặc với thế đá của địch thủ, tùy theo thế thuận nghịch mà tấn công lại đối phương, luồn sát đưa ngựa vào hạ bộ của địch thủ, bắt chân vật địch thủ té nhào. Đấy là bản chất của danh từ "Túc bất ly địa".

Tính chiến đấu cao cũng là một đặc trưng của võ cổ truyền Bình Định. Lịch sử 4000 năm từ khi Vua Hùng dựng nước đến các triều đại phong kiến chiến đấu chống ngoại xâm đều sử dụng võ nghệ, mà tiêu biểu là thời nhà Tây Sơn đã đưa võ nghệ vào huấn luyện quân đội, để xây dựng một quân đội tinh thông võ nghệ, có kỷ luật nghiêm, có tinh thần chiến đấu dũng mãnh, đánh đâu thắng đó, bách chiến bách thắng.

Thời chống Pháp, võ cổ truyền Bình Định có điều kiện phát triển, nhiều võ sĩ Bình Định đã chiến thắng oanh liệt các võ sĩ người Pháp. Thời chống Mỹ, thú vị nhất là những giai thoại về các võ sĩ Bình Định đấu với các võ sĩ Nam Triều Tiên trong đội quân đánh thuê.

Trong sư đoàn Mãnh Hổ (Nam Triều Tiên) đồn trú tại Bình Định, có nhiều võ sĩ có đẳng cấp cao. Nghe nói vùng đất Tây Sơn có nhiều võ sĩ nổi tiếng, họ lân la tìm đến các võ sĩ của ta nói là để làm quen, trao đổi võ nghệ cho nhau, sau đó thì thách đấu.

Khi chạm đến tự ái dân tộc, chịu không nổi, đành phải cho họ nếm mùi thế nào là võ cổ truyền Bình Định. Chàng thanh đệ tử của võ sư Phan Thọ đã đánh gục trung úy Lee, võ sư tứ đẳng của Nam Triều Tiên tại võ đài An Khê năm 1969 là một ví dụ.

Một lần khác, các võ sư Nam Triều Tiên tìm đến nhà võ sư Vương Kiểm Mỹ đòi thách đấu. Ông bảo: "Tôi già rồi đánh đấm làm sao được nữa!"

Nhưng chúng gạ gẫm mãi, chịu không nổi, ông nói: "Tôi đứng dậy, ai vào xô ngã tôi thì xin bái phục". Ông đứng thật vững "Túc bất ly địa". Thấy ông già yếu ớt, bọn lính Nam Triều Tiên tên nào cũng muốn xông vào. Có một tên cao to, khỏe nhất trong bọn và cũng là có đẳng cấp cao về võ nghệ, dùng hết sức bình sanh để xô ngã ông. Qua nhiều lần xô ngã, nhưng không sao đẩy nhúc nhích ông được, bọn chúng xấu hổ xin chịu thua lặng lẽ ra về.

Lại một lần khác, một toán lính Nam Triều Tiên lại tìm đến nhà võ sư Hồ Ngạnh để đề nghị được "trao đổi giao lưu" giữa võ Đại Hàn và võ Bình Định, sau đó chúng gạ gẫm thách đấu. Lúc đầu Hồ Ngạnh cũng viện lý do là già cả rồi đánh đấm gì được nữa đâu! Chúng vẫn không nghe, đòi đấu cho vui "để học tập"!

Hồ Ngạnh cầm lòng không được bèn nói: Thôi thì sau ba tiếng hô, mỗi người ra một đòn nhưng không được sát hại lẫn nhau!

Chúng đồng ý. Sau tiếng hô thứ ba, nhanh như chớp, Hồ Ngạnh xuống ngựa đưa sát vào đối phương, bằng hai ngón tay (Song xỉ) đã thọc đúng vào hai lỗ mũi của võ sĩ Nam Triều Tiên trong lúc võ sĩ này không kịp né tránh hay phản đòn...

. Theo Võ cổ truyền Bình Định (Lê Thì)

Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Cơ sở lý luận và kỹ thuật cơ bản của võ cổ truyền Bình Định  (08/02/2006)
Nội dung võ cổ truyền Bình Định  (06/02/2006)
Võ cổ truyền Bình Định ở ngoài tỉnh  (02/02/2006)
Võ phái Tây Sơn  (25/01/2006)
Võ phái Tuy Phước  (22/01/2006)
Quyền An Vinh   (18/01/2006)
Roi Thuận Truyền và tên tuổi võ sư Hồ Ngạnh  (16/01/2006)
Báu vật thiêng liêng ở một dòng họ võ  (18/11/2005)
Nét độc đáo của võ cổ truyền Việt Nam - Bình Định - Sa Long Cương  (21/06/2005)
Gìn giữ cho muôn đời sau  (19/04/2005)
An Thái: Bến sông hội tụ anh tài  (15/04/2005)
"Truyền thuyết": gái An Vinh  (12/04/2005)
Thuận Truyền: vang danh những đường roi  (08/04/2005)
Huyền thoại đất võ Tây Sơn  (06/04/2005)
Phi Long bí truyền  (07/03/2005)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn