Võ sư Nguyễn Kiều: Bất bại trên sàn đài
9:55', 27/4/ 2006 (GMT+7)

 sư Nguyễn Kiều (ảnh của gia đình)

Võ sư Nguyễn Kiều sinh ra ở thị trấn Phú Phong (Tây Sơn). Lúc nhỏ, ông có thể trạng ốm yếu, nên theo học võ sư Tám Đống (đệ tử của võ sư Diệp Trường Phát). Tư chất thông minh, lại chịu khó, Nguyễn Kiều được thầy yêu mến và truyền thụ nhiều "ngón độc".

Năm 1932, vừa tròn 16 tuổi, Nguyễn Kiều thượng đài lần đầu tại chợ Đồng Phó, và hạ knock out Nguyễn Đồng, con trai Xã Đằng Bút - một võ sư nổi tiếng trong giới võ thuật Tây Sơn lúc ấy. Ấn tượng trước những đòn đánh liếp liên hoàn của chàng võ sĩ trẻ, các bậc đàn anh trong làng võ Tây Sơn như Bảy Dĩa, Chín Kì, Chín Phỉ… hết lòng truyền dạy thêm các tuyệt kỹ cho ông.

Sau đó, Nguyễn Kiều tham dự nhiều võ đài miền Trung và giành chiến thắng vang dội. Giới võ thuật Tây Sơn không thể nào quên lần Trương Thành Kiệt - quán quân quyền Anh miền Nam, ra Bình An, lập võ đài thách đấu. Nguyễn Kiều hăng hái nhận lời. Chưa đầy một phút đồng hồ, Trương Thành Kiệt đã chịu không nổi trước các đòn đánh liếp lợi hại của Nguyễn Kiều, đành xin hàng. Hay lần ông đấu với một võ sĩ nước ngoài ở Nha Trang. Tuy chênh lệch về thể hình, Nguyễn Kiều chỉ cao 1,63m còn gã Tây trắng cao tới hơn 1,8m, nhưng ông vẫn không hề run tay trước đối thủ. Ông bình tĩnh dùng cước bộ hầu quyền né tránh các đòn tấn công của đối phương. Tận dụng thời điểm đối thủ ra đòn, ông dùng chiêu "quy ẩn diệp liên", đội vai phải, làm trống nách đối thủ, sau đó dùng "cương đao chỉ" thọc sâu vào huyệt dưới nách làm tên võ sĩ to lớn đổ gục xuống sàn đài.

Bất bại trên võ đài, nhưng điều đáng trân trọng hơn, võ sư Nguyễn Kiều đã sớm giác ngộ cách mạng. Võ nghiệp của ông mau chóng được chuyển sang một hướng khác: phục vụ công cuộc giải phóng đất nước, quê hương. Năm 1945, ông làm Ủy viên quân sự huyện Tây Sơn, tháng 3-1946 lại được điều về làm Đại đội Cảnh vệ của tỉnh. Năm 1954, tập kết ra Bắc, ông chuyển sang làm công tác bảo vệ cho các chuyên gia. Ông mất năm 1982 tại thành phố Hồ Chí Minh.

  • Khánh Vinh
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Cơ sở lý luận của võ cổ truyền Bình Định (tiếp theo)  (28/02/2006)
Cơ sở lý luận của võ cổ truyền Bình Định (tiếp theo)  (21/02/2006)
Cơ sở lý luận và kỹ thuật cơ bản của võ cổ truyền Bình Định (tiếp theo)  (10/02/2006)
Cơ sở lý luận và kỹ thuật cơ bản của võ cổ truyền Bình Định  (08/02/2006)
Nội dung võ cổ truyền Bình Định  (06/02/2006)
Võ cổ truyền Bình Định ở ngoài tỉnh  (02/02/2006)
Võ phái Tây Sơn  (25/01/2006)
Võ phái Tuy Phước  (22/01/2006)
Quyền An Vinh   (18/01/2006)
Roi Thuận Truyền và tên tuổi võ sư Hồ Ngạnh  (16/01/2006)
Báu vật thiêng liêng ở một dòng họ võ  (18/11/2005)
Nét độc đáo của võ cổ truyền Việt Nam - Bình Định - Sa Long Cương  (21/06/2005)
Gìn giữ cho muôn đời sau  (19/04/2005)
An Thái: Bến sông hội tụ anh tài  (15/04/2005)
"Truyền thuyết": gái An Vinh  (12/04/2005)