Tháng
tám sắp tới, tâm điểm du lịch chắc chắn sẽ hướng về Bình Định, nơi đăng cai tổ
chức Festival quốc tế võ cổ truyền VN lần đầu tiên, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 4
đến 7-8, nhằm tôn vinh sức mạnh dân tộc nhưng cũng sẽ hứa hẹn là một cú hích
đánh thức hoạt động du lịch vốn trầm buồn của miền đất võ.
|
Lão
võ sư Phan Thọ và các đệ tử.
|
Võ thuật chắc chắn là một trong những yếu tố hấp dẫn du khách đến
Bình Định bởi “di sản” lịch sử - văn hóa đặc thù này khó có thể tìm thấy ở bất
cứ nơi nào khác tại VN. Đến Bình Định mà không tham quan Bảo tàng Quang Trung,
nơi lưu giữ hàng ngàn hiện vật có liên quan đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn;
không được dịp thưởng thức nhạc võ; không ghé thăm các làng võ, không gặp những lão võ sư ở đó thì kể như chưa tới miền địa
linh nhân kiệt này!
Xin mời
bạn xuôi dòng sông Kôn, con sông huyết mạch của Bình Định, để bắt đầu một tour
chuyên đề võ. Những điểm đến này ở gần thành phố Quy Nhơn, nơi xa nhất cũng chỉ
khoảng trên 40km.
|
Võ
sư Lý Xuân Hỷ với bài quyền “Mèo rửa
mặt”. |
Bảo tàng Quang Trung nằm ở khúc đầu sông Kôn, được xây dựng ngay
trên nền vườn nhà cũ của ba thủ lĩnh phong trào Tây Sơn (1771-1788). Tại đây
trưng bày khoảng trên 11.000 hiện vật có liên quan đến phong trào khởi nghĩa Tây
Sơn và vị anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ. Nếu có nhu cầu, bạn còn được xem
các võ sĩ biểu diễn 18 môn binh khí Tây Sơn hòa trong tiếng trống trận hùng hồn
của tay trống nữ kỳ cựu 46 tuổi Nguyễn Thị Thuận đánh như lướt trên bộ trống 12
chiếc; giúp bạn cảm nhận phần nào hào khí một thời của đội quân bách chiến bách
thắng.
Nằm phía
trước bảo tàng là di tích bến Trường Trầu, nơi ngày xưa anh Hai Trầu (biệt danh
của Nguyễn Nhạc) khởi đầu và kết thúc những chuyến đi buôn trầu quanh vùng. Từ
đây, xuôi theo dòng sông Kôn vài giờ bạn sẽ cập bến An Thái, tương truyền là nơi
ngày xưa ba anh em nhà Tây Sơn đến học võ, nền tảng để sau đó họ xây dựng nên
các đội quân tinh nhuệ của mình. Trong tiểu thuyết Sông Kôn mùa lũ của Nguyễn
Mộng Giác, An Thái hiện lên như một làng quê hiền hòa, trù phú, nơi chứng kiến
mối tình cảm động giữa Nguyễn Huệ và con gái thầy võ của mình.
Đây cũng
là nơi vào rằm tháng bảy âm lịch hằng năm diễn ra lễ hội Đổ Giàn, dịp để võ sinh
các làng võ so tài cao thấp. Vào những năm đầu thế kỷ 20, An Thái đón nhận một
võ sư môn phái Thiếu Lâm là ông Diệp Trường Phát, người Hoa, đến dạy võ. Từ đó
nơi này trở thành một trung tâm võ thuật kết hợp tinh hoa võ Việt và Trung Hoa.
Một trong những truyền nhân sau cùng của trung tâm võ này là võ sư Lâm Ngọc Phú
năm nay 73 tuổi, chưởng môn võ đường Bình Sơn, lớn nhất tại An Thái hiện
nay.
“Trai An
Thái, gái An Vinh”. Từ bến An Thái nhìn qua bên kia sông là làng An Vinh, được
cho là nơi xuất xứ câu ca dao nổi tiếng Ai về Bình Định mà coi/ Con gái Bình
Định múa roi đi quyền. Tương truyền cô con gái một võ sư nổi danh làng này rất
giỏi võ, đã 22 tuổi vẫn chưa lấy chồng. Lão võ sư “kén rể” bằng lời thách thanh
niên nào hạ được cô sẽ trở thành rể của ông. Vậy mà không ai địch nổi. Hiện nay,
An Vinh vẫn còn một số lò võ thu hút nhiều môn sinh theo học, trong đó nổi tiếng
nhất là lò của lão võ sư Trần Dần.
|
Võ
sư Trương Văn Vịnh với bài quyền “Ngọc trản thần công”.
|
Tour “chuyên đề” võ sẽ thiếu sót nếu không ghé thăm võ sư Phan
Thọ, 82 tuổi, ở thôn 2, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, người tinh thông cả 18 ban
võ Tây Sơn và có thể được xem như một kỳ lão trong làng võ Bình Định. Không được
may mắn như những đồng môn khác, mãi đến năm 17 tuổi ông mới bắt đầu học võ.
Học chưa
hết bí kíp của thầy này thì thầy mất, ông phải đến thọ giáo thầy khác. Cứ như
vậy đến năm 35 tuổi ông vẫn còn đi học. Sự tinh thông cả 18 ban võ nghệ Tây Sơn
nơi ông là kết quả của 18 năm học võ đầy khổ luyện. Đến thăm, bạn còn được xem
đứa cháu ngoại 15 tuổi của ông biểu diễn “Hùng kê quyền”, bài võ nổi tiếng mô
phỏng theo thế đánh của gà do Nguyễn Lữ sáng tạo.
Bình
Định hiện còn khoảng 15 lão võ sư như Phan Thọ, những người được coi là “báu vật
sống” về võ thuật. Như võ sư Trương Văn Vịnh, 72 tuổi, chưởng môn võ đường Phi
Long Vịnh ở thôn Kỳ Sơn, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, người đánh có “thần”
nhất bài quyền “Ngọc trản thần công” được cho là do Quang Trung sáng tạo và là
bài nằm lòng của tất cả võ sinh ở các võ đường Bình Định; hay võ sư Lý Xuân Hỷ,
66 tuổi, ở thôn Tây Phương Danh, Đập Đá, huyện An Nhơn, người “thủ đắc” tuyệt kỹ
của họ Lý là bài quyền “Miêu tẩy diện” (mèo rửa mặt) mô phỏng theo thế đánh nhu
nhuyễn, linh hoạt của mèo...
Tháng
tám về sông Kôn để sống lại với một thời không thể nào quên trong lịch sử của
miền đất võ.
.
Theo TTO |